Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Đại sứ quán Israel tại Việt Nam trao tặng thư viện thân thiện cho học sinh Lai Châu

Nguyệt Anh - 11:05, 15/06/2022

Ngày 14/6, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 H’Hen Niê đã bàn giao công trình thư viện thân thiện cho các em học sinh tại Trường Tiểu học xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Đại sứ Israel Nadav Eshcar cắt băng khánh thành thư viện.
Đại sứ Israel Nadav Eshcar cắt băng khánh thành thư viện.

Đây là một phần trong chương trình cộng đồng nhằm xây dựng hai thư viện và nâng cao văn hóa đọc ở Lai Châu, với một điểm thư viện còn lại tại huyện Phong Thổ.

Thư viện thân thiện được thiết kế trong công trình container, do hãng vận tải Israel ZIM tài trợ, đặt trong khuôn viên điểm trường thôn Sân Bay, xã Phúc Than, cách thành phố Lai Châu 90 km về phía Nam.

96 học sinh từ lớp 1 đến lớp 4, chủ yếu thuộc dân tộc Thái, tại điểm trường chưa có thư viện và chỉ có số lượng sách truyện hạn chế. Theo lãnh đạo nhà trường, mặc dù đã có các giờ đọc giao lưu ngoại khóa cho học sinh, công tác khuyến đọc và thư viện chuyên môn hóa vẫn còn ít được đầu tư.

Thư viện do Đại sứ quán Israel và Hoa hậu H’Hen Niê đầu tư được thiết lập với các đầu sách truyện thiếu nhi và thiết bị phòng đọc hoàn toàn mới.

Đây là một phần trong chương trình cộng đồng nhằm xây dựng hai thư viện và nâng cao văn hóa đọc ở Lai Châu, với một điểm thư viện còn lại tại huyện Phong Thổ.
Đây là một phần trong chương trình cộng đồng nhằm xây dựng hai thư viện và nâng cao văn hóa đọc ở Lai Châu, với một điểm thư viện còn lại tại huyện Phong Thổ.

Trong chương trình tài trợ, các trường sẽ nhận hỗ trợ kĩ thuật từ tổ chức phi chính phủ Room to Read để vận hành thư viện và tổ chức tiết đọc thư viện cho học sinh. Sau 2 năm, hiệu quả của chương trình sẽ được kiểm tra và đánh giá.

Chương trình được kì vọng sẽ thúc đẩy công tác khuyến đọc và văn hóa đọc bền vững tại các vùng núi của tỉnh Lai Châu, từ cơ sở vật chất ban đầu tới nhân lực và tổ chức thư viện.

Phát biểu tại lễ khánh thành thư viện, Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar nói: “Chúng tôi cố gắng đóng góp một điều gì đó thay mặt Nhà nước Israel cho vùng đất xa xôi này ở Lai Châu. Các em học sinh tại đây không có nhiều điều kiện, một số sống cách rất xa trường và thậm chí không có phòng để làm thư viện. Chúng tôi đưa tới đây một thư viện để tạo cho các em một cơ hội tốt hơn cho tương lai”.

Về phần mình, Hoa hậu H’Hen Niê bày tỏ mong muốn đây sẽ trở thành nơi cho các em học sinh có cơ hội giải trí, mang tinh thần cởi mở.

"Nơi đây sẽ kích thích tinh thần đọc sách của các em. Khi các em giữ được tinh thần đó cho tới khi lớn lên, điều đó sẽ khiến Hen vô cùng hạnh phúc”, Hoa hậu H’Hen Niê nói.

Chương trình được kì vọng sẽ thúc đẩy công tác khuyến đọc và văn hóa đọc bền vững tại các vùng núi của tỉnh Lai Châu.
Chương trình được kì vọng sẽ thúc đẩy công tác khuyến đọc và văn hóa đọc bền vững tại các vùng núi của tỉnh Lai Châu.

Đây là lần thứ hai Đại sứ quán Israel và Hoa hậu H’Hen Niê trao tặng thư viện thân thiện tại các trường tiểu học miền núi. Tháng 1/2022, hai bên đã cùng bàn giao hai thư viện tại Mèo Vạc và Bắc Mê của tỉnh Hà Giang.

Đại sứ quán Israel từng có nhiều hoạt động về tri thức và sách tại Việt Nam, trong đó có hỗ trợ xuất bản khoảng 10 đầu sách Israel về khoa học, văn học, lịch sử, nghiên cứu cùng các hội thảo chuyên đề về sách, trao tặng sách.

Trong khi đó, H’Hen Niê đã thiết lập nhiều thư viện, tặng sách, hỗ trợ giáo dục cho nữ sinh ở nhiều địa phương như Đăk Lăk, Lâm Đồng, Trà Vinh với tư cách đại sứ truyền cảm hứng của tổ chức Room to Read.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.