Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đại Từ (Thái Nguyên): Tăng cường phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS

Thảo Khánh - 18:54, 02/10/2024

Thời gian qua, huyện Đại Từ luôn dành sự quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục vùng DTTS và miền núi. Thực hiện Dự án 5 về phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa đặc biệt, đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vùng DTTS trên địa bàn huyện.

Học sinh trường PTDTNTTHCS Đại Từ tham gia tiết học ""Không biên giới"
Học sinh trường PTDTNTTHCS Đại Từ tham gia tiết học "Không biên giới"

Thông tin từ Phòng Dân tộc huyện Đại Từ, cho biết: Tính đến tháng 9 năm 2024, huyện Đại Từ có tổng kinh phí 2.124,5 triệu đồng (Trong đó đã có Quyết định phân bổ 364,55 triệu đồng; UBND huyện điều chỉnh từ Tiểu dự án 3 sang: 1760 triệu đồng), để thực hiện Tiểu Dự án 1 về các nội dung đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS. Huyện đã mua sắm trang thiết bị cho trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Đại Từ, thẩm định giá hàng hóa và có bản phát hành chứng thư, đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tiếp tục hoàn thành hồ sơ dự thầu, ra quyết định, thực hiện hợp đồng...

Bên cạnh đó, huyện Đại Từ cũng triển khai Tiểu Dự án 3 về phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi với các nội dung, như: Thực hiện mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Huyện đã khai giảng 7 lớp đào tạo nghề với 211 học viên, gồm: 03 lớp may Công nghiệp; 01 lớp chế biến chè xanh, chè đen; 02 lớp sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi; 01 sửa chữa máy nông nghiệp. Tuyển sinh 03 lớp (Sửa chữa máy, Hàn điện, nấu ăn) tại các xã An Khánh, Mỹ Yên, Yên Lãng, Khôi Kỳ, Tiên Hội, Đức Lương với tổng kinh phí thực hiện là 1.363,5 triệu đồng, đã giải ngân 233 triệu đồng, đạt 17% kế hoạch.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.