Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Thái Nguyên đẩy mạnh công tác xoá mù chữ cho đồng bào DTTS

Thảo Khánh - 13:59, 26/09/2024

Thực hiện Dự án 5 về phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh Thái Nguyên được phân bổ tổng số vốn là 98.289 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển là 14.261 triệu đồng và vốn sự nghiệp là 84.028 triệu đồng.

Bà Phan Thị Phương, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) kiểm tra việc ghi chép tại buổi học xoá mù chữ trên địa bàn của học viên là người đồng bào DTTS.
Bà Phan Thị Phương, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) kiểm tra việc ghi chép tại buổi học xoá mù chữ trên địa bàn của học viên là người đồng bào DTTS

Tỉnh Thái Nguyên đã đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Các huyện trên địa bàn tỉnh đã thực hiện 13 công trình, trong đó 02 công trình khởi công mới và 11 công trình chuyển tiếp. Đồng thời, bố trí vốn hoàn thiện cơ sở vật chất cho các trường nội trú, bán trú trên địa bàn và mở các lớp xóa mù chữ cho đồng bào.

Đối với công tác xoá mù chữ (XMC), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thái Nguyên chỉ đạo các Phòng GD&ĐT của Thái Nguyên thực hiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả Chương trình XMC, đẩy mạnh công tác tổ chức các lớp XMC trên cơ sở thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về công tác xóa mù chữ và triển khai thực hiện Nghị quyết số 27/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Thái Nguyên, ngày 08/12/2022 về Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện.

Đề án “Xây dựng xã hội học tập, giai đoạn 2021-2030” và mức hỗ trợ người dân vùng đồng bào DTTS tham gia học XMC trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; thực hiện nghiêm túc chương trình XMC theo Thông tư số 33/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ngày 26/11/2021 về ban hành chương trình xoá mù chữ và việc đánh giá học viên học Chương trình XMC theo Thông tư số 10/2022/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ngày 12/7/2022 về Quy định đánh giá học viên học Chương trình XMC; kiện toàn Ban Chỉ đạo Phổ cập Giáo dục, XMC của Ngành Giáo dục; tổ chức các lớp tập huấn giáo viên dạy học Chương trình XMC, cấp phát tài liệu dạy học XMC; tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác XMC, để nâng cao tỷ lệ XMC.

Kết quả tổ chức các lớp học XMC của các địa phương trên địa bàn từ năm 2023 đến tháng 6/2024 với 40 lớp học, thu hút 437 học viên tham gia học tập. Trong đó, huyện Đại Từ tổ chức được 5 lớp học, có 08 học viên; huyện Võ Nhai tổ chức được 16 lớp học, có 315 học viên; huyện Đồng Hỷ tổ chức được 02 lớp học, có 51 học viên; huyện Định Hóa tổ chức được 17 lớp học, có 63 học viên.

Thực hiện Kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-SGDĐT-TGPS4 của Phòng GD&ĐT huyện Phú Lương và Trại giam Phú Sơn 4, ngày 26/5/2023 về việc phối hợp tổ chức các lớp học XMC cho phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4, giai đoạn 2023-2030, Phòng GD&ĐT huyện Phú Lương đã phối hợp với Trại giam Phú Sơn 4 tổ chức 02 lớp học xóa mù chữ cho 70 học viên.

Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS Đắk Lắk chuyển mình mạnh mẽ

Vùng đồng bào DTTS Đắk Lắk chuyển mình mạnh mẽ

Chặng đường 120 năm hình thành và phát triển, tỉnh Đắk Lắk vươn lên phát triển xứng tầm vị thế trung tâm vùng Tây Nguyên. Vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh cũng chuyển mình mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng khang trang, diện mạo buôn làng khởi sắc, trường lớp, bệnh viện được quan tâm đầu tư đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, bà con biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa, đời sống ngày càng được nâng lên. Chứng kiến bao thăng trầm của quê hương, nhiều già làng tỉnh Đắk Lắk bày tỏ niềm vui về những đổi thay của buôn làng.