Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đăk Lăk: Bệnh sốt rét diễn biến phức tạp

PV - 10:40, 23/10/2018

Từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk liên tục gia tăng các ca bệnh sốt rét. Đặc biệt ở các huyện vùng sâu, vùng xa như: Ea Súp, Buôn Đôn, Ea H’leo, Cư M’gar, Ea Kar… Ngoài các nguyên nhân khách quan thì do sự chủ quan của người dân nên đã có ca bệnh tử vong.

sốt rét Hướng dẫn bà con tẩm hóa chất phòng sốt rét vào màn ngủ.

Bị sốt rét do chủ quan

Báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn cho thấy, có những thời điểm có hàng chục người dân trên địa bàn mắc phải căn bệnh sốt rét. Phần nhiều là do người dân chủ quan. Đã có một trường hợp tử vong hồi năm ngoái, đó là cháu Văn Phong Knul (ở buôn Đrang Phốc, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn).

Người nhà của Knul cho biết, cha mẹ lo đi rừng rẫy nên để cháu ở nhà tự chơi trong các khu vườn, khu bụi rậm cùng nhiều đứa trẻ khác trong buôn. Xưa nay cháu vẫn cứ chơi như vậy nên khi bị muỗi đốt cũng không biết. Lúc thấy cháu lên cơn sốt và hay toát mồ hôi, gia đình chỉ nghĩ cháu bị cảm cúm thông thường nên tự đắp khăn lạnh, giã thuốc lá cho uống rồi mua cả thuốc Tây để điều trị, nhưng mấy ngày vẫn không khỏi nên mới đưa đến cơ sở y tế. Lúc này, Knul đã hạ đường huyết, mắt trũng, tiêu chảy cấp, hôn mê sâu nên không thể cứu chữa.

Bà Ni-ê H’Thanh ở buôn Đrang Phốc cho biết, năm 2018 này, người dân trên địa bàn nhiều buôn bị mắc bệnh sốt rét. Ngoài trẻ con, người lớn cũng bị mắc dịch sốt xuất huyết, chủ yếu là cánh đàn ông đi làm trong rừng hằng tuần mới về. Người dân vẫn có thói quen ngủ không mắc màn, bây giờ được cán bộ tuyên truyền và thấy được tác hại của thói quen này nên mới mắc màn và phát quang bụi rậm xung quanh nhà. Cũng tại buôn Đrang Phốc, cách đây không lâu, chị H’Mốc có con bị sốt rét cả tuần mới đưa đi cơ sở y tế điều trị, rất may cháu đã được các bác sĩ cứu chữa kịp thời.

Nhiều đồng bào người DTTS ở xã Ea Sar (huyện Ea Kar, Đăk Lăk) cũng dính sốt rét do chủ quan. Anh Y Thân ở thôn 2 (xã Ea Sar) cho biết, làm nương rẫy và ngủ qua đêm trên rẫy cho tiện nên càng có nhiều người bị muỗi truyền bệnh sốt rét. Có nhiều buôn vẫn để cây um tùm bên ngách nhà sàn, muỗi tập trung hàng đàn, đó chính là các tổ muỗi, gây ra ổ dịch sốt rét.

Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn khuyến cáo, người dân ở các buôn làng khi có dấu hiệu bị sốt hay ốm thì tuyệt đối không được ngủ lại trên rừng hay nương rẫy mà cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay. Thực tế có người khi có dấu hiệu bị sốt nhưng vẫn đi làm rẫy, ở lại rẫy nên khi lên cơn sốt cao, biến chứng không đưa về cứu chữa kịp sẽ để lại hậu quả rất nặng nề.

Tăng cường kiểm soát

Theo Trung tâm Phòng chống Sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng tỉnh Đăk Lăk, thống kê sơ bộ trên toàn tỉnh đã có trên 250 ca mắc bệnh sốt rét, sốt rét ác tính. Số ca bệnh tăng cao và có diễn biến bất thường. Trước thực trạng này, ngành Y tế đã liên tục triển khai công tác tuyên truyền xuống tận các cơ sở có bệnh sốt rét lưu hành, đồng thời kêu gọi người dân nên tích cực phát quang quang nơi mình sinh sống, thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như ngủ không mắc màn, vứt rác thải bừa bãi… tạo điều kiện cho muỗi gây sốt rét có điều kiện trú ngụ, sinh sôi.

Khi có các triệu trứng như: sốt cao, vã mồ hôi, rét run, run toàn thân, thay đổi thân nhiệt, ớn lạnh…, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, người bệnh sẽ được tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết để khống chế bệnh. Nếu ca bệnh nhiễm sốt rét thì những người thân, người ở buôn nơi người bị nhiễm sốt rét sinh sống cũng sẽ được khoanh vùng, làm các bước xét nghiệm để ngăn chặn việc lây lan bệnh. Ông Doãn Hữu Long, Giám đốc Sở Y tế Đăk Lăk cho biết, ngành Y tế tỉnh sẽ tập trung mọi phương pháp để ngăn chặn sốt rét. Điều đáng lo ngại là hiện tượng kháng thuốc. Vậy nên ngành Y tế phải đưa ra nhiều phương pháp, pháp đồ điều trị khác nhau để ngăn chặn bệnh. Bên cạnh đó, thường xuyên điều tra véc tơ truyền bệnh và lấy các lam máu trong cộng đồng để phát hiện, chủ động ngăn ngừa dịch sốt rét lây lan trên diện rộng.

ĐÔNG HƯNG

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.