Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đăk Lăk: Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững

PV - 09:53, 01/08/2019

Những năm qua, công tác giảm nghèo được chính quyền tỉnh Đăk Lăk đặt lên hàng đầu. Để thực hiện được mục tiêu giảm nghèo, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, huy động mọi nguồn lực, trong đó có kênh tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh Đăk Lăk.

Nhờ vay vốn NHCSXH, anh Nông Văn Trang, dân tộc Tày ở Làng Thanh niên lập nghiệp huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk đã thoát nghèo. Nhờ vay vốn NHCSXH, anh Nông Văn Trang, dân tộc Tày ở Làng Thanh niên lập nghiệp huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk đã thoát nghèo.

Tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn

Năm 2018, toàn tỉnh có 57.681 lượt khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách, với số tiền 1.472 tỷ đồng, mức vay bình quân 26 triệu đồng/khách hàng. Nguồn vốn vay đã giúp 30.586 hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo có vốn đầu tư sản xuất, chăn nuôi; 12.087 hộ gia đình ở nông thôn có điều kiện đầu tư công trình nước sạch, vệ sinh môi trường; 2.447 hộ nghèo vay vốn làm nhà ở. Đặc biệt, nguồn vốn vay NHCSXH đã tạo điều kiện giúp 9.776 hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh từ 15,37% năm 2017 xuống còn 12,81% trong năm 2018.

Anh Vương Thanh Ánh, thôn 1, xã Ea Ral là một trong những khách hàng đang vay vốn tại NHCSXH huyện Ea H’leo. Anh chia sẻ, năm 2017 và 2018, gia đình anh vay 30 triệu đồng theo chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và 12 triệu đồng từ chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để khoan giếng, làm công trình vệ sinh và chăm sóc vườn cây của gia đình. Từ số vốn này, gia đình anh đầu tư phát triển sản xuất. Với lãi suất ưu đãi, hồ sơ thủ tục vay cũng đơn giản, nhanh gọn nên anh rất phấn khởi, an tâm sản xuất.

Qua tìm hiểu, nguồn vốn tín dụng chính sách được NHCSXH chi nhánh Đăk Lăk được chuyển kịp thời đến tất cả các thôn, buôn trên địa bàn, thông qua cho vay ủy thác qua các hội đoàn thể. Từ đó, tạo điều kiện giúp người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển vườn, rẫy, sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, học tập, tạo việc làm mới, từng bước có thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tăng hiệu quả tín dụng chính sách

Hết tháng 6/2019, NHCSXH chi nhánh tỉnh Đăk Lăk đang cho vay và quản lý dư nợ 16 chương trình tín dụng, với 4.222 tổ tiết kiệm và vay vốn. 202.46 khách hàng có dư nợ, trong đó dư nợ cho vay hộ DTTS là trên 1.600 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng đạt 6,65% (tỷ lệ tăng trưởng toàn hệ thống đạt 5,7%), trong đó: dư nợ vốn ủy thác từ ngân sách Trung ương là trên 4.400 tỷ đồng. Dư nợ vốn địa phương trên 210 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,53%. Hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo dư nợ trên 2.670 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57,33% tổng dư nợ.

Ông Nguyễn Tử Ân, Giám đốc NHCSXH chi nhánh tỉnh Đăk Lăk cho biết, để hoạt động tín dụng hiệu quả, đơn vị phải dựa vào “4 tốt”. Đó là: chính quyền tốt; cán bộ tốt; tổ chức hội tốt và Nhân dân tốt. Trong đó, nòng cốt là cán bộ ngân hàng phải làm đúng các quy trình, quy định cho vay. Cán bộ ngân hàng phải tâm huyết, nhiệt tình, không để người nhà lợi dụng nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ để phục vụ nhu cầu cá nhân...

Bên cạnh đó, cần bình xét cho các đối tượng vay vốn công khai, dân chủ ở cấp thôn, thông báo cho người dân làm đơn xin vay và toàn bộ danh sách hộ vay được niêm yết tại trụ sở xã. Khi giải ngân, có sự chứng kiến của tổ chức hội, đoàn thể, chính quyền, ngân hàng.

Với cách làm như trên, NHCSXH tỉnh Đăk Lăk đã và đang góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau.

PHƯƠNG LINH

Tin cùng chuyên mục
Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; đa phần người dân đều làm công nhân cho các Công ty cao su trên địa bàn huyện. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhiều hộ dân đã quyết định đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để kiếm thêm thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.