Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Đăk Nông: Nông dân phát triển hồ tiêu bền vững

Lê Hường - 14:40, 15/10/2019

Tỉnh Đăk Nông hiện có trên 32.700ha hồ tiêu, tăng gấp 3 lần so với định hướng quy hoạch phát triển hồ tiêu đến năm 2020. Những năm qua, biến cố về dịch bệnh trên hồ tiêu đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân Đăk Nông. Tuy nhiên, nhiều nông dân đã chủ động thay đổi tư duy sản xuất, phát triển hồ tiêu hữu cơ, vừa giảm thiệt hại do sâu bệnh, nâng cao giá trị hồ tiêu, phát triển bền vững hồ tiêu, do đó vẫn “sống khỏe” với cây hồ tiêu.

Nhiều vườn tiêu sản xuất theo hướng hữu cơ, sinh học phát triển tốt.
Nhiều vườn tiêu sản xuất theo hướng hữu cơ, sinh học phát triển tốt.

Mấy năm gần đây, ông Đinh Xuân Thu nổi tiếng khắp xã Nâm N’Jiang, huyện Đăk Song (Đăk Nông) là “siêu nông dân” sản xuất giỏi. Bởi ông tự mày mò, đưa ra một quy trình sản xuất riêng cho chính vườn cây của mình là làm nông nghiệp hữu cơ.

Với tổng diện tích vườn hơn 40ha, ông xây dựng trang trại theo mô hình VAC gồm 30.000 cây gỗ quý; hơn 20ha hồ tiêu dưới tán rừng; 3ha ao hồ nuôi cá, 1.000m2 chuồng nuôi giun quế. Với cây tiêu, ông hướng đến đạt tiêu chí chất lượng sinh thái, nên từ khâu trồng cây đến thu hái đều hoàn toàn tự nhiên, không dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các hóa chất khác.

Năm 2014, vườn tiêu của ông Thu đạt tiêu chuẩn sạch sinh thái theo tiêu chuẩn FDA của Mỹ, năm 2015 đạt chuẩn GlobalGAP. Để có đầu ra ổn định, ông Thu đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ về quy trình trồng tiêu sinh thái và liên kết với doanh nghiệp nước ngoài tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, ngay cả khi tiêu rớt giá, ông vẫn lãi hơn 3 tỷ đồng mỗi năm từ 6ha tiêu.

Tương tự, năm 2014, ông Nguyễn Ninh Hải thôn 7, xã Nam Bình, huyện Đăk Song bắt tay trồng hồ tiêu. Thời gian đầu, ông chăm sóc hồ tiêu theo cách trồng phổ biến như những nông dân khác. Thấy cây có nguy cơ dịch bệnh cao, ông Hải đã tự thay đổi cách chăm sóc, giảm dần thuốc hóa học. Thay vào đó, ông đã áp dụng quy trình sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ sinh học. Tiêu không bị sâu bệnh mà còn phát triển rất tốt, năng suất cao, chất lượng bảo đảm, bán với giá cao hơn thị trường.

Hiện nay, mỗi trụ tiêu của gia đình ông Hải cho thu hoạch 15 - 20kg, tương đương với 8 - 10 tấn tiêu đen khô/ha. Với 3.000 trụ tiêu thời kỳ kinh doanh mỗi vụ, ông Hải thu 24 tấn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông, để phát triển hồ tiêu bền vững, tỉnh định hướng, khuyến khích người dân nhân rộng mô hình sản xuất tiêu theo tiêu chuẩn hữu cơ, sinh học; phát triển các vùng nguyên liệu hồ tiêu bền vững, đáp ứng các nhu cầu về liên kết với doanh nghiệp chế biến, bao tiêu sản phẩm.

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Đăk Nông đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; tập huấn, xây dựng các mô hình về chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong các chương trình khuyến nông. Thống kê sơ bộ, toàn tỉnh cũng đã có khoảng 8.000ha tiêu được phát triển theo chương trình IPM, chiếm gần 1/4 diện tích hồ tiêu của tỉnh. Trong đó có 136,6ha ứng dụng công nghệ cao trong tưới nước, bón phân…

Hiện nay, đã có nhiều nông dân áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, hữu cơ, hạn chế được các dịch hại, cây sinh trưởng và phát triển khỏe hơn, giảm tỷ lệ rụng trái và chi phí sản xuất cũng thấp hơn nên hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông, để phát triển hồ tiêu bền vững, tỉnh định hướng, khuyến khích người dân nhân rộng mô hình sản xuất tiêu theo tiêu chuẩn hữu cơ, sinh học; phát triển các vùng nguyên liệu hồ tiêu bền vững, đáp ứng các nhu cầu về liên kết với doanh nghiệp chế biến, bao tiêu sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục
Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận DVCTT đối với người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiếp cận DVCTT là tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của DVC, từ đó nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ này.