Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Đề nghị công an điều tra việc mua bán rễ hồ tiêu

PV - 16:29, 08/08/2018

Trong thời gian qua, Báo Dân tộc và Phát triển cùng nhiều cơ quan báo chí đã phản ánh hiện tượng mua bán rễ tiêu chết không rõ nguyên nhân ở Gia Lai. Theo đó, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Gia Lai đã gửi báo cáo đến UBND tỉnh Gia Lai về vấn đề này.

Trước đó, Phòng NN&PTNT huyện Chư Pưh đã phối hợp với 2 xã Ia Le và Ia Blư thành lập Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra về việc thu mua gốc, rễ hồ tiêu; phát hiện 2 điểm thu mua gốc, rễ hồ tiêu gồm gia đình ông Nguyễn Trọng Sinh, thôn Thủy Phú, xã Ia Le và gia đình bà Nguyễn Thị Thúy, thôn Phú Hà, xã Ia Blứ với tổng số lượng khoảng 65kg. Đoàn kiểm tra đã ngăn chặn, dừng ngay việc mua bán đối với 2 hộ dân trên.

Một vườn tiêu chết ở huyện Chư Pưh. Một vườn tiêu chết ở huyện Chư Pưh.

Ông Sinh cho biết: gia đình thu mua gốc, rễ hồ tiêu của người dân trên địa bàn xã từ tháng 4/2018 với giá 7.000-9.000 đồng/kg tươi. Sau đó phơi khô, bán lại cho một người ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với giá 30.000-35.000 đồng/kg. Tổng số lượng ông Sinh đã bán khoảng 300kg rễ, gốc tiêu khô. Tuy nhiên, ông sinh cũng không nắm được thương lái thu gom rễ tiêu để làm gì, chỉ biết người này cũng mua đi, bán lại cho người khác.

Ngoài ra, Đoàn kiểm tra chủ động nắm thông tin từ các hộ dân xã Ia Le và Ia Blư, người dân cho biết, việc thu gom gốc, rễ tiêu chủ yếu diễn ra ở những vườn tiêu bị chết (do già cỗi, sâu bệnh). Số gốc, rễ tiêu này được người dân bán cho thương lái không rõ địa chỉ, tên tuổi cư trú ở tỉnh Kon Tum. Còn mục đích thương lái mua gốc, rễ tiêu này người dân cũng không nắm được.

Qua quá trình tìm hiểu, Sở NN&PTNT đề nghị, UBND tỉnh Gia Lai xem xét, chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp với Công an các huyện có trồng tiêu tiến hành điều tra, làm rõ mục đích của việc thu gom, mua bán gốc, rễ tiêu và kịp thời ngăn chặn việc thu gom, mua bán, vận chuyển gốc, rễ tiêu có nguy cơ làm mất an ninh trật tự, lây lan nguồn sâu bệnh.

Sở NN&PTNT cũng đề nghị UBND huyện, thành phố có trồng tiêu phối hợp với Mặt trận, các tổ chức chính trị, xã hội địa phương tích cực tuyên truyền tác hại của việc mua bán gốc, rễ tiêu bệnh. Đồng thời, hướng dẫn bà con xử lý gốc, rễ tiêu đã chết mang đi tiêu hủy, vệ sinh vườn sạch sẽ để hạn chế lây lan nguồn bệnh.

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.