Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

​Đăk Rơ Nga huy động sức dân làm nhà rông

PV - 09:41, 20/11/2018

Mặc dù là xã đặc biệt khó khăn của huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum), nhưng những năm qua, xã Đăk Rơ Nga đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động sức dân để sửa chữa, làm mới nhà rông nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

Mới đây, dân làng Đăk Dế (xã Đăk Rơ Nga) đã hoàn thành những công đoạn cuối cùng việc sửa chữa nhà rông truyền thống của thôn.

Công trình làm mới nhà rông thôn Đăk Manh 1 đang dần hoàn thiện. Công trình làm mới nhà rông thôn Đăk Manh 1 đang dần hoàn thiện.

Bí thư Chi bộ thôn Đăk Dế-A Ly cho biết, nhà rông cũ của thôn đã được xây dựng cách đây hơn chục năm. Theo thời gian, phần rui, mè và mái tranh đều đã bị mối mọt, dột nát. Năm 2017, thôn triển khai chủ trương làm lại nhà rông mới. Năm 2017, thôn đã tiến hành họp dân, phân chia các hộ gia đình trong thôn thành 5 tổ (mỗi tổ từ 25-30 hộ) để đi lấy tranh; vận động bà con dân làng chặt cây gỗ nhỏ tại rẫy của các hộ gia đình mình, tránh tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật.

Sau khi nguyên vật liệu đã chuẩn bị xong đâu đấy, đầu tháng 11/2018, bà con dân làng Đăk Dế đã thống nhất tập trung sửa chữa nhà rông. Dù đang là thời điểm thu hoạch lúa, mì và các loại nông sản khác, nhưng xác định việc sửa chữa nhà rông là việc quan trọng nên 5 nhóm hộ gia đình trong thôn đã thống nhất luân phiên nhau đảm trách phần công việc được giao.

Cùng chung tay góp sức sửa chữa nhà rông của thôn, anh A Hoàng (thuộc nhóm 1, thôn Đăk Dế) phấn khởi nói: Với người Xơ-đăng chúng tôi, từ bao đời nay, nhà rông được xem là mái nhà chung và linh hồn của làng. Vì vậy, khi nhìn thấy nhà rông hư hỏng, bà con ai cũng quyết tâm góp sức mình sửa chữa lại để dân làng có chỗ tổ chức lễ hội, sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng.

“Nhờ cách phân công dựng nhà rông luân phiên theo tổ của thôn nên dù thời điểm đang vụ thu hoạch nông sản nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến tiến độ làm nhà rông và việc thu hoạch 3 sào lúa và hơn 1ha cà phê của gia đình mình”-anh A Hoàng phấn khởi nói.

Bí thư Chi bộ A Ly tự hào hơn khi tiết lộ thêm với chúng tôi: Công trình sửa chữa nhà rông thôn Đăk Dế với tổng kinh phí xây dựng khoảng 150 triệu đồng, trong đó, Nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng, phần còn lại do nhân dân trong thôn đóng góp.

Theo Phó Chủ tịch xã Đăk Rơ Nga-Nguyễn Văn Quang, xã Đăk Rơ Nga hiện có 5/5 thôn (làng) có nhà rông. Từ năm 2016 đến nay, cùng với Nhà nước hỗ trợ một phần, còn lại do nhân dân đóng góp, cả xã có 4/5 nhà rông được sửa chữa và làm mới, trong đó có 3 nhà rông ở các thôn Đăk Pung, Đăk Kon, Đăk Manh 1 được làm mới và 1 nhà rông thôn Đăk Dế sửa chữa. Nhà rông của các thôn được làm mới và sửa chữa cơ bản giữ đúng nguyên mẫu nhà rông truyền thống của đồng bào Xơ-đăng. Kế hoạch 2019, xã tiếp tục triển khai cho thôn còn lại (thôn Đăk Manh 2) vận động nhân dân đóng góp công sức cùng với Nhà nước sửa lại nhà rông.

PV

Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.