Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Dân khổ vì dự án 18 năm “trên giấy”

PV - 10:36, 04/06/2019

Theo phản ánh của các hộ dân tổ 12, phường Nam Cường, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, năm 2001, khu đất của tổ 12 được UBND tỉnh quy hoạch làm công viên. Theo đó, người dân sinh sống ở đây không được xây dựng, sửa chữa nhà cửa để chờ giải tỏa. Tuy nhiên đã 18 năm trôi qua, không thấy dự án động tĩnh gì, còn người dân sống trong cảnh dở khóc dở cười, nhiều căn nhà “dọa” đổ bất cứ lúc nào.

Sập sệ, cũ nát là tình trạng chung của những ngôi nhà các hộ dân ở tổ 12, phường Nam Cường. (Người dân không được xây dựng, sửa chữa nhà cửa vì UBND tỉnh Lào Cai đã quy hoạch làm công viên nhưng 18 năm qua, dự án vẫn chưa thực hiện) Sập sệ, cũ nát là tình trạng chung của những ngôi nhà các hộ dân ở tổ 12, phường Nam Cường. (Người dân không được xây dựng, sửa chữa nhà cửa vì UBND tỉnh Lào Cai đã quy hoạch làm công viên nhưng 18 năm qua, dự án vẫn chưa thực hiện)

người dân sinh sống ở đây không được xây dựng, sửa chữa nhà cửa

“Đi chẳng được, ở chẳng xong”

Trong căn nhà gỗ xập xệ, xiêu vẹo chị Hoàng Thị Nga (dân tộc Giáy), ở tổ 12 chia sẻ, nhà của gia đình chị xây dựng từ những năm 1980 là nơi sinh sống của 9 nhân khẩu với 3 thế hệ. Nhìn ngôi nhà của gia đình chị, có lẽ người lạc quan nhất cũng khó có thể nói căn nhà sẽ trụ vững được nếu có trận mưa lốc kéo qua.

Nhiều năm nay, gia đình chị Hoàng Thị Nga phải sống trong ngôi nhà có thể sập bất cứ lúc nào Nhiều năm nay, gia đình chị Hoàng Thị Nga phải sống trong ngôi nhà có thể sập bất cứ lúc nào.

Cách nhà chị Nga không xa, hộ gia đình ông Vi Văn Phùng cũng đang phải sống trong sợ hãi. Theo ông Phùng, ngôi nhà đã có từ thời bố mẹ ông, đến khi các cụ mất thì để lại cho vợ chồng ông.

“Nhà tôi mối mọt nhiều lắm, nhiều đoạn chân cột bị gặm nhấm không chạm đất rất nguy hiểm. Hiện, trong gia đình có 3 thế hệ sinh hoạt mà lúc nào cũng nơm lớp lo sợ. Bản thân tôi muốn tách khẩu cho các con ra ở riêng cũng không được vì đất nằm trong quy hoạch”, ông Phùng chia sẻ.

Ông Nguyễn Trọng Điểm, Tổ trưởng tổ dân phố 12 cho biết, tổ 12 có 65 hộ dân sinh sống (70% là người dân tộc Giáy). Khu vực này chỉ cách UBND tỉnh Lào Cai chừng 100m nên có thể xem là vị trí rất đắc địa. Theo ông Điểm, khi Nhà nước thông báo thu hồi đất của người dân để quy hoạch xây dựng các công trình phúc lợi… bà con sẵn sàng ủng hộ. Tuy nhiên, hiện quy hoạch quá lâu mà chẳng thấy động tĩnh gì; trong khi nhiều hộ gia đình nhà xuống cấp trầm trọng nhưng đành chịu. “Tháng 4 vừa rồi, nhà của chị Bạch Thị Vân trong tổ do quá cũ nát đã đổ sập hoàn toàn, may mà không xảy ra tai nạn về người. Bà con chúng tôi cũng nhiều lần kiến nghị lên các cấp nhưng cũng chẳng thấy hồi âm”.

Hàng chục chiếc cột nhà ông Vi Văn Phùng “chân không còn chạm đất”. Hàng chục chiếc cột nhà ông Vi Văn Phùng “chân không còn chạm đất”.

Cần sớm giải quyết  dứt điểm

Được biết, khu vực tổ 12, xã Nam Cường được quy hoạch làm công viên cây xanh cách đây 18 năm. Đây cũng là khu vực có vị trí khá đẹp nằm ngay sau Trường chính trị tỉnh và chỉ cách trụ sở Tỉnh ủy Lào Cai chưa đầy trăm mét.

Ông Lê Minh Huy, Phó Chủ tịch UBND phường Nam Cường cho biết: Năm 2018, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tại tổ 12 này. Theo đó, diện tích đất sẽ chuyển mục đích xây dựng chợ, một phần bố trí tái định cư tại chỗ. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà đến thời điểm này dự án vẫn “nằm im”.

“Chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản ánh của bà con Nhân dân về vấn đề trên. Với trách nhiệm của mình, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên thành phố, lên tỉnh nhưng cũng chưa nhận được thông báo chính thức”, ông Huy cho biết thêm.

Thiết nghĩ, việc quy hoạch xây dựng là việc không thể thiếu trong xu thế phát triển chung của mỗi địa phương. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch thì, sự ủng hộ và đồng thuận của người dân có vai trò quyết định. Tuy nhiên, khi người dân đã đồng thuận, chấp nhận mất đất sản xuất hay phải dời bỏ mảnh đất đã sinh sống bao đời nay để nhường đất cho các dự án, công trình, thì cấp ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm thực hiện lời hứa của mình. Tránh tình trạng quy hoạch “treo” để giữ phần, còn người dân thì lâm vào cảnh “đi chẳng được, ở chẳng xong” như ở tổ 12, phường Nam Cường.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.