Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Đảng viên tiên phong giúp dân bản thoát nghèo

PV - 14:59, 27/04/2018

Sống, làm việc, cống hiến, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người…, đó là chân lý của những đảng viên đang sống và sinh hoạt trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Họ luôn là người gương mẫu, tiên phong đi trước trong các lĩnh vực, vận động, chia sẻ và giúp những người nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Xe của đảng viên trẻ Hồ Văn Đào ở bản Pa Lu chuẩn bị vào rẫy chở sắn cho bà con. Xe của đảng viên trẻ Hồ Văn Đào ở bản Pa Lu chuẩn bị vào rẫy chở sắn cho bà con.

 

Đảng viên Hồ A Kiêm ở xã Thuận, huyện Hướng Hóa chia sẻ: Do nhiều yếu tố về tự nhiên, xã hội nên đời sống của bà con Vân Kiều ở bản Úp Ly còn nhiều khó khăn. Trong phát triển kinh tế trồng cây gì, nuôi con gì để có hiệu quả là bài toán khó cho chính quyền và cho người dân. Tuy khó, nhưng không thể không làm được, mình là đảng viên mình phải làm trước để nhân dân làm theo. Sau thời gian nghiên cứu, A Kiêm đã chọn cây sắn KM94 để trồng. Thuận lợi cho ông là đầu năm 2004, khi Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa đi vào hoạt động nên sản phẩm làm ra luôn được nhà máy thu mua hết. Với 4ha sắn, nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc nên sắn luôn đạt năng suất 20-25 tấn/ha mỗi năm, đem lại thu nhập cho gia đình gần trăm triệu đồng giúp đẩy lùi được cảnh nghèo đói..

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế cho gia đình, với trách nhiệm của đảng viên, để giúp dân bản dần thay đổi tập quán canh tác, ông còn hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây sắn KM 94. “Tôi hệ thống lại rồi biến những kiến thức lý thuyết khô khan thành đơn giản thì dân bản mới hiểu, mới làm đúng quy trình. Phương châm là cầm tay chỉ việc, hướng dẫn những cái cụ thể nhất để người dân nắm được vì thế đã tạo nên động lực để nhiều hộ làm theo”, A Kiêm cho biết. Theo A Kiêm thì hiện nay trong bản Úp Ly đã có gần 10 hộ được ông hướng dẫn làm theo mô hình kinh tế của gia đình nên đã thoát nghèo năm 2017 vừa qua.

Mỗi đảng viên đều tự mình tiên phong đi trước, rồi giúp dân bằng nhiều cách khác nhau. Đảng viên Hồ Văn Đào, bản Pa Lu đã nỗ lực phát triển kinh tế cho gia đình bằng cách mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng tạo việc làm cho 5 lao động thường xuyên, vợ chồng anh còn mạnh dạn vay vốn ngân hàng để mua ô tô chở nông sản đi tiêu thụ cho bà con. Anh Đào cho biết: Thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người dân gặp phải khi thu hoạch củ sắn, buồng chuối do nương rẫy ở xa, vì vậy năm 2011, với số tiền tích cóp được và vay mượn ngân hàng, người thân, tôi mua chiếc xe tải trị giá 385 triệu đồng để chở sắn, chuối phục vụ người dân trong vùng. Có xe, gia đình nào cần tôi sẵn sàng phục vụ kịp thời, bên cạnh đó gia đình nào có điều kiện khó khăn tôi sẵn sàng giúp đỡ mà không lấy tiền công, với mục đích là để giảm chi phí đầu tư, tăng giá trị thu nhập từ đó họ có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

Điều ghi nhận là bên cạnh sự nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế và giúp đỡ bà con trong các lĩnh vực, đội ngũ đảng viên ở đây luôn nêu cao tinh thần đấu tranh bài trừ những tiêu cực, tệ nạn xã hội, thường xuyên tham mưu cho chính quyền những cách làm hay nhằm định hướng và chỉ đạo nhân dân trong phát triển kinh tế cũng như trong lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa. Họ thực sự là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Ông Hồ Ta Cô, Phó Bí thư Đảng ủy xã Thuận cho biết: Thời gian qua, kinh tế -xã hội của xã có nhiều khởi sắc, nhiều mô hình kinh tế gia trại, trang trại đã được hình thành góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho bà con. Sự đóng góp công sức và trí tuệ của đội ngũ đảng viên trong việc giúp đỡ bà con và tham mưu cho chính quyền đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế là rất quan trọng. Những tham mưu này, chúng tôi đã cụ thể hóa để triển khai trong dân vì thế ngày càng nhiều mô hình làm ăn mới của bà con xuất hiện cho thu nhập cao như mô hình gia trại VAR của Hồ A Vương, Hồ Vai… Cũng theo ông Hồ Ta Cô, với sự chung sức của đảng viên, những người tiên phong trong phát triển kinh tế và giúp đỡ bà con làm ăn, tỷ lệ hộ nghèo của xã hằng năm giảm từ 3% trở lên, cuộc sống đồng bào có nhiều khởi sắc, không còn hộ thiếu đói, không còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nữa..

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.