Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đầu tư cho công tác “trồng người” ở Sông Mã

PV - 11:24, 18/03/2019

Sông Mã (Sơn La) là huyện biên giới còn nhiều khó khăn, giao thông cách trở, đời sống của đồng bào DTTS còn nhiều thiếu thốn. Trong điều kiện xuất phát điểm thấp, huyện Sông Mã đã nỗ lực đầu tư để xây dựng trường chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng biên.

Một buổi đọc sách tại “thư viện xanh” của học sinh Trường THCS Nà Ngịu. Một buổi đọc sách tại “thư viện xanh” của học sinh Trường THCS Nà Ngịu.

Theo thầy Đỗ Văn Luận, Hiệu trưởng Trường THCS Nà Ngịu cho biết, để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, năm học 2018-2019, nhà trường được đầu tư xây dựng 2 dãy nhà 2 tầng với 15 phòng học, 8 phòng ở bán trú, công trình phụ trợ với tổng giá trị gần 17 tỷ đồng từ Dự án di dân tái định cư của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Đây là động lực rất lớn để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Theo đó, cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, nhà trường chủ động cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn phương pháp dạy học mới, tổ chức giáo viên dự giờ ở trường bạn và xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên cả chuyên môn và lý luận chính trị. Mặt khác, nhà trường còn xây dựng “nguồn học liệu mở” để tập hợp các bài giảng điện tử, đề kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ và các đề thi học sinh giỏi từng năm, tạo nguồn tư liệu để giáo viên tham khảo, nghiên cứu. Trong hoạt động chuyên môn, tại các buổi sinh hoạt, giáo viên tập trung thảo luận chuyên môn, nghiên cứu khoa học kỹ thuật; đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, rèn kỹ năng sống.

Với sự đầu tư về cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp giảng dạy, chất lượng học tập của học sinh Trường THCS Nà Ngịu được nâng lên. Học kỳ I năm học 2017-2018, gần 40% học sinh đạt học lực giỏi, khá; 95,6% học sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá; không có học sinh yếu kém, lưu ban; 92,5% giáo viên soạn bài trên máy, 92% giáo viên sử dụng máy chiếu phục vụ cho tiết dạy...

Thầy Đỗ Văn Luận cho biết, Trường THCS Nà Ngịu hiện có 14 lớp, với hơn 700 học sinh. Quá trình xây dựng trường chuẩn là niềm vinh dự, tự hào của tập thể cán bộ, giáo viên cùng với các em học sinh. Hơn nữa, đây cũng là dịp để vun đắp truyền thống hiếu học của con em đồng bào các dân tộc nơi đây, góp phần đưa quê hương Sông Mã ngày càng phát triển lên tầm cao mới.

Được biết, toàn huyện Sông Mã có 78 đơn vị trường học và 1 trung tâm GDNN-GDTX. 100% xã, thị trấn có trường mầm non, tiểu học, THCS. Trong đó, 37 trường học đạt chuẩn quốc gia (13 trường mầm non, 12 trường tiểu học, 12 trường THCS), tỷ lệ huy động học sinh đến lớp đạt 98,5%; 99,2% học sinh vào lớp 1.

Theo ông Nguyễn Chí Chung, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sông Mã cho biết, để đạt được kết quả trên, huyện Sông Mã đã tập trung phát triển mạng lưới trường lớp, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học. Hằng năm, Phòng đã chủ động tham mưu cho UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường xây dựng mới, tu bổ, sửa chữa trường, lớp học; mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi... Nâng cao hiệu quả đào tạo, chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nâng cao tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh.

HOÀNG QÚY

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.