Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Dạy nghề nông dân cần

PV - 17:23, 13/03/2018

Với mục tiêu đào tạo sát thực tế, dạy những gì người dân cần, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT Phú Yên), đã phối hợp cùng phòng NN-PTNT các địa phương khảo sát nhu cầu học nghề của người dân nông thôn để có định hướng xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp.

Qua khảo sát thực tế nhận thấy, hầu hết bà con nông dân đều cần bổ trợ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật, quy trình canh tác tiên tiến, hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất... Chi cục đã tập trung mở các lớp đào tạo trồng lúa chất lượng cao, sản xuất lúa giống, trồng rau sạch, trồng nấm, chuối, trồng và khai thác mủ cao su, nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm... Nội dung đào tạo sát thực tế, phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng vùng nên được bà con hưởng ứng.

Cán bộ dạy nghề hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc cao su. Cán bộ dạy nghề hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc cao su.

 

Anh Ma Biểu ở xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh chia sẻ: “Trước đây, mình chỉ nuôi bò đàn theo hình thức thả rông nên chậm lớn, hay bệnh chết.

Từ khi tham gia lớp học chăn nuôi và phòng trị bệnh cho trâu bò, mình đã được hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhốt, chăm sóc dinh dưỡng cho bò theo hình thức bán chăn thả. Ngoài ra, tôi còn được hướng dẫn cách nhận biết và điều trị một số bệnh thông thường khi bò mắc phải nên bò mau lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao”.

Còn bà Trần Thị Thoa, ở thôn Phước Nhuận, xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân tham gia lớp học trồng nấm cho hay: Nhờ chương trình học phù hợp, được thấy thực tế các công đoạn cấy meo, làm phôi, chăm sóc nấm, mọi thắc mắc được giáo viên giải đáp, hướng dẫn ngay nên rất dễ hiểu. Do đó, sau khi tham gia khóa học, vợ chồng bà đã đầu tư làm nhà trồng và sản xuất nấm sò.

Bà Trần Thị Thoa thông tin, sau khi tham gia lớp dạy nghề trồng nấm, vợ chồng bà đã cải tạo lại mái hiên dưới nhà để trồng 2.500 phôi nấm sò. Bình quân mỗi vụ trồng kéo dài khoảng 3,5 tháng với sản lượng khoảng 650kg, cho thu nhập gần 20 triệu đồng/vụ.

Tương tự, gia đình bà Mí Thoan ở xã Ea Ly, huyện Sông Hinh đã trồng cao su được hơn 6 năm nay, nhưng các kỹ thuật chăm sóc và khai thác mủ vẫn còn chưa nắm vững, hầu hết phải học hỏi từ những hộ trồng trước nên còn nhiều hạn chế.

“Vừa qua, tôi tham gia lớp đào tạo trồng và khai thác mủ cây cao su do huyện tổ chức nên đã nắm được những kiến thức cơ bản để thâm canh cây cao su, sản lượng mủ tăng đáng kể. Năm ngoái nhà tôi thu hoạch được gần 6,3 tấn mủ, lãi ròng 300 triệu đồng”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hưng Lợi, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Phú Yên cho biết: Để đảm bảo chất lượng đào tạo, Chi cục đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên các huyện, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh, Trường Trung cấp nghề thanh niên dân tộc Phú Yên, Trung tâm Khuyến nông, Trường Đại học Phú Yên, Công ty Hỗ trợ và Phát triển nghề nghiệp Phú Yên mở 36 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 829 học viên. Kết thúc có 774 người hoàn thành các khóa đào tạo và hơn 80% người đã tạo được việc làm sau khi học nghề.

ĐẠT THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Đoàn công tác của Trung ương làm việc với huyện Con Cuông (Nghệ An) về thực hiện công tác dân tộc

Đoàn công tác của Trung ương làm việc với huyện Con Cuông (Nghệ An) về thực hiện công tác dân tộc

Chiều ngày 30/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh dẫn đầu, đã có buổi làm việc về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 13/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn huyện Con Cuông (Nghệ An). Tham dự với Đoàn công tác, về phía Ủy ban Dân tộc (UBDT) có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Thanh Đoài, Phó ban Dân tộc Lương Văn Khánh và các thành viên trong Đoàn.