Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Để quốc bảo trở thành “quốc kế dân sinh”

PV - 10:32, 19/02/2019

Là một sản phẩm hàng hóa thương hiệu quốc gia, nhưng hiện sản phẩm sâm Ngọc Linh vẫn còn nghèo nàn trên thị trường, ngay cả thị trường nội địa chứ chưa nói đến thị trường ngoài nước.

Ngày 11/01/2019, lần đầu tiên các sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh được công bố, bán rộng rãi trên thị trường tại Kon Tum. Ngày 11/01/2019, lần đầu tiên các sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh được công bố, bán rộng rãi trên thị trường tại Kon Tum.

Vì sao sâm Ngọc Linh được xem là quốc bảo? Theo tìm hiểu, nước ta hiện có 5.000 loài thực vật có công dụng làm thuốc; trong đó, sâm Ngọc Linh là dược liệu quý hiếm của thế giới, chứa nhiều hợp chất nổi trội hơn so với nhiều loại sâm khác trên thế giới.

Cũng vì thế, hiện sâm Ngọc Linh tươi giá dao động khoảng 80-250 triệu đồng/kg tùy loại. Bình quân 1ha trồng sâm sau 5 năm có thể cho thu từ 70-75 tỷ đồng. Đáng chú ý, sâm Ngọc Linh lại được trồng trong rừng nguyên sinh và đa số do đồng bào DTTS trồng.

Theo ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (địa phương hiện có 1.500ha trồng sâm Ngọc Linh) thì sâm Ngọc Linh được xác định là cây làm giàu cho vùng DTTS và miền núi. Ở huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam) hiện đã có nhiều hộ DTTS có tài sản từ 20 đến 500 tỷ đồng nhờ trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.

Quốc bảo sâm Ngọc Linh đã bắt đầu “lộ thiên”, nhưng để khai thác hết giá trị, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi vẫn còn rất nhiều rào cản. Trong đó, then chốt nhất vẫn là sản phẩm sâm Ngọc Linh hiện vẫn còn rất nghèo nàn, chủ yếu ở dạng củ, lá; cao cấp hơn cũng chỉ là viên nén bổ dưỡng, nước uống, hoặc ngâm rượu,… trong khi đó, nếu chiết xuất sâm thành mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng,… thì giá trị của quốc bảo sẽ được nâng lên rất nhiều lần.

Sau Diễn đàn phát triển sâm Ngọc Linh gắn với vùng DTTS được tổ chức tháng 8/2018 tại Quảng Nam (do Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam, Cơ quan thường trú Liên Hợp quốc, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và các đối tác phát triển tổ chức), các địa phương, đơn vị liên quan đã có những động thái rất mạnh mẽ để đưa quốc bảo trở thành “quốc kế dân sinh” như mong muốn của Thủ tướng Chính phủ. Trong những ngày đầu năm mới 2019, quốc bảo sâm Ngọc Linh đã xuất hiện trên thị trường không còn đơn điệu ở dạng củ mà còn có nhiều sản phẩm chế biến khác.

Ngay trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi (ngày 11/01), Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum đã chính thức tung ra thị trường các sản phẩm sâm Ngọc Linh như: dịch chiết xuất sâm K5, trà sâm K5, sâm ngâm mật ong rừng, sâm tươi, rượu sâm K5. Đây là lần đầu tiên, các sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh được công bố, bán rộng rãi trên thị trường.

Theo ông Trần Văn Hảo, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum, những sản phẩm chiết xuất từ sâm Ngọc Linh là kết quả sau gần 30 năm “thai nghén” sưu tầm, trồng bảo tồn và phát triển nguồn gene quý sâm Ngọc Linh. Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục nghiên cứu cho ra nhiều sản phẩm khác được làm từ sâm Ngọc Linh như nước tăng lực, các sản phẩm làm đẹp (mỹ phẩm), chăm sóc sức khỏe từ sâm Ngọc Linh,…

Một sự kiện khác cũng rất đáng chú ý là ngày 20/01/2019, tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia (Hà Nội), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum đã tổ chức Triển lãm “Di sản Văn hóa và Sâm Ngọc Linh Kon Tum-Báu vật đại ngàn”. Triển lãm lần đầu tiên đưa 200 tư liệu, hiện vật, hình ảnh về quốc bảo sâm Ngọc Linh đến người dân Thủ đô.

Đây là những hoạt động có ý nghĩa, bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về định hướng đưa quốc bảo sâm Ngọc Linh thành “quốc kế dân sinh”. Đó là, tập trung huy động nguồn lực, phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành trong và ngoài nước để tăng cường hoạt động quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu cây sâm Ngọc Linh đến với du khách trong và ngoài nước, góp phần xây dựng thương hiệu, thu hút đầu tư, đưa quốc bảo hội nhập thị trường trong và ngoài nước theo hướng đa dạng hóa sản phẩm chế biến, nâng cao giá trị quốc bảo trong liên kết chuỗi giá trị.

KHÁNH THƯ

Tin cùng chuyên mục
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.