Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Đê sông Chu qua huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa): “Sáng bàn giao, chiều hỏng” vì xe quá tải?

Quỳnh Chi - 15:50, 10/07/2020

Sau một thời gian ngắn hoàn thiện và đưa vào hoạt động, tuyến đê sông Chu ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã xuống cấp nghiêm trọng. Lãnh đạo huyện cho rằng, nguyên nhân vì xe quá khổ, quá tải hoạt động.

Mặt đê bị sụt lún nghiêm trọng.
Mặt đê bị sụt lún nghiêm trọng.

Dự án xử lý cấp bách đê sông Chu được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt và giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 35 tỷ đồng, bằng nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương. Công ty CP Tập đoàn Đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi, có địa chỉ tại TP. Ninh Bình (Ninh Bình) là đơn vị thi công. Tháng 4/2020 Dự án được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, tuyến đê đã bị hư hỏng nghiêm trọng.

Ghi nhận thực tế, trên tuyến đê hữu sông Chu, đoạn đi qua các thôn Phúc Nguyên, Phúc Thịnh (thị trấn Thọ Xuân), hay đi về phía xã Xuân Hồng, có những vết sụt lún sâu, mặt nhựa nứt nẻ, đường nhựa biến thành những hố sâu, rãnh kéo dài, nhựa dồn thành từng đống. Có những đoạn mặt đường nhựa bị hoắm sâu xuống 30 - 40cm, kéo dài hàng chục mét.

Tương tự, phía bên kia dòng sông Chu, tuyến đê tả đoạn từ Km19+800 - Km22 và đoạn từ Km25 - Km34+100 chạy qua huyện Thiệu Hóa, có tổng vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng cũng mới hoàn thành và bàn giao trong tháng 4/2020. Nhưng đến nay công trình cũng đang xuống cấp, mặt đê nứt toác, nhiều điểm bị bong tróc, vỡ nát, lún sâu, tạo thành ổ gà với độ rộng gần 1m và sâu gần 10cm. Dự án này cũng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT Thanh Hóa làm chủ đầu tư; đơn vị thi công Công ty TNHH Tân Thành 1 và Công ty TNHH Hòa Bình.

Theo lý giải của lãnh đạo các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, nguyên nhân chính khiến các tuyến đê “sáng bàn giao, chiều hỏng” là do trên địa bàn có nhiều điểm mỏ khai thác cát, có nhiều xe quá khổ, quá tải vận chuyển thường xuyên, khiến tuyến đê xuống cấp nhanh chóng. 

Tin cùng chuyên mục
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.