Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Đến tối 21/7, Việt Nam có 2.570 ca mắc mới COVID-19, thêm 528 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh

PV - 19:58, 21/07/2021

Từ 6 giờ đến 19 giờ ngày 21/7, Việt Nam có 2.570 ca mắc mới COVID-19. Trong đó có 2 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 2.568 ca ghi nhận trong nước.

Người dân khai báo y tế tại các chốt kiểm tra. Ảnh: TTXVN
Người dân khai báo y tế tại các chốt kiểm tra. Ảnh: TTXVN

Cụ thể, 2.570 ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận tại: TP Hồ Chí Minh (1.817 ca), Bình Dương (307 ca), Đồng Tháp (109 ca), Đồng Nai (85 ca), Long An (52 ca), Hà Nội (38 ca), Tây Ninh (30 ca), Ninh Thuận (22 ca), Phú Yên (21 ca), Vĩnh Phúc (18 ca), Cần Thơ (16 ca), Trà Vinh (10 ca), Bình Thuận (7 ca), Bình Định (6 ca), Sóc Trăng (6 ca), Bắc Ninh (4 ca), Đắk Lắk (4 ca), Lâm Đồng (3), Quảng Ngãi (3 ca), Nghệ An (3 ca), Hưng Yên (3 ca), Lạng Sơn (2 ca), Phú Thọ (1 ca), Thanh Hóa (1 ca) trong đó có 688 ca trong cộng đồng.

Như vậy, tính riêng trong ngày 21/7, Việt Nam ghi nhận 5.357 ca mắc mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 5.343 ca ghi nhận trong nước. Trong đó TP Hồ Chí Minh cao nhất là 3.556 ca.

Đến 19 giờ ngày 21/7, Việt Nam có tổng cộng 66.078 ca ghi nhận trong nước và 2.099 ca nhập cảnh.

Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 64.508 ca, trong đó có 9.197 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 10/60 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.754.692 mẫu cho 12.853.317 lượt người.

Tổng số liều vaccin đã được tiêm là 4.336.833 liều, trong đó số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 317.672 liều.

Trong ngày 21/7, có 528 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 11.971 ca. Trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số bệnh nhân nặng đang điều trị hồi sức tích cực (ICU) 123 ca và 18 bệnh nhân đang điều trị tim phổi nhân tạo (ECMO).

Đến tối 21/7, Việt Nam có 2.570 ca mắc mới COVID-19, thêm 528 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh 1

Trong ngày, Bộ Y tế đã liên tiếp có 2 văn bản gửi các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng oxy y tế và các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các ngành; Các Bệnh viện trực thuộc trường Đại học để đảm bảo oxy phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 không để xảy ra tình trạng khan hiếm.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, làm rõ thông tin “tiêm vắc xin không cần đăng ký”, chiều 21/7, lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các cơ sở tiêm chủng vaccin trong cả nước rà soát danh sách đối tượng tiêm theo đúng Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 3355/QĐ-BYT của Bộ Y tế; thực hiện tiêm bảo đảm “tiêm đến đâu an toàn đến đó”. Chiều cùng ngày, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước chấn chỉnh công tác tiêm chủng.

Liên quan đến sự việc tiêm chủng của Bệnh viện Hữu nghị, Bộ Y tế đã chỉ đạo làm rõ sự việc, Bệnh viện cũng đã điều chuyển công tác của nhân viên y tế và đã xử lý kỷ luật

Trước đó, ngày 20/7, Bộ Y tế cũng đã gửi văn bản hoả tốc đến UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức tiêm chủng trong tình hình dịch bệnh COVID-19. Văn bản của Bộ Y tế cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã ưu tiên cấp vaccin cho các địa phương có diễn biến dịch bệnh phức tạp, tổ chức tiêm chủng phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy nhanh, tăng tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Các tỉnh, thành phố có dịch diễn biến phức tạp, ưu tiên tiêm vaccin cho các đối tượng tại Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ và Quyết định 3355/QĐ-BYT ngày 8/7/2021 của Bộ Y tế; Chủ tịch UBDN tỉnh, thành phố quyết định các đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tế. Các địa phương lập kế hoạch buổi tiêm chủng phù hợp, thông báo cho các đối tượng đến tiêm chủng theo các khung giờ khác nhau để tránh tập trung đông người, phân luồng và hướng dẫn cho các đối tượng tiêm chủng; tổ chức khám sàng lọc trước tiêm để tránh tập trung đông người.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố căn cứ mức độ nguy cơ dịch bệnh COVID-19 của tỉnh, thành phố để triển khai các hoạt động tiêm chủng các vắc xin khác tại địa phương đảm bảo phù hợp với công tác phòng chống dịch bệnh theo các hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, đề nghị các địa phương sử dụng nền tảng Sổ sức khỏe điện tử theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông để quản lý và theo dõi tiêm chủng. Đẩy mạnh công tác truyền thông về lợi ích và sự cần thiết của tiêm chủng trong giai đoạn hiện nay để người dân tham gia tiêm chủng đẩy đủ.