Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Di dời gần 30.000 con lợn ra khỏi trang trại gây ô nhiễm tại Lang Chánh

Quỳnh Trâm - 08:09, 02/08/2024

Thông tin từ UBND huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina xây dựng trang trại chăn nuôi trên địa bàn xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh đã xuất bán, di dời gần 30.000 con lợn ra khỏi trang trại gây ô nhiễm.

Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết, đến ngày 30/7, phía Công ty báo cáo đã di chuyển toàn bộ số lợn là khoảng gần 30.000 con ra khỏi trang trại để khắc phục sự cố môi trường.

Gần 30.000 con lợn đã được di dời ra khỏi trang trại gây ô nhiễm
Gần 30.000 con lợn đã được di dời ra khỏi chuồng trại

Ngày 31/7, lực lượng chức năng của UBND huyện Lang Chánh thực hiện kiểm tra, xác nhận toàn bộ các chuồng nuôi đã không còn một con lợn nào. Môi trường đã có chuyển biến rõ rệt, không còn mùi hôi thối bốc vào khu dân cư như trước. Tuy nhiên, những lúc rửa chuồng vẫn còn mùi.

Ông Tiến cũng cho hay, ngày 1/8, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa thực hiện kiểm tra, đồng thời có chỉ đạo để Công ty này xử lý các bước tiếp theo. Khi nào khắc phục xong, thẩm định đảm bảo thì cho phép hoạt động trở lại, còn không thì phải đóng cửa.

Trước đó, Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh trang trại chăn nuôi lợn của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri-Vina được thành lập cuối năm 2023. Sau một thời gian hoạt động, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng nhận được phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường tại trang trại chăn nuôi lợn này.

Theo ngành chức năng, nguyên nhân là việc quản lý, vận hành máy phát điện sử dụng khí gas chưa đúng quy trình dẫn đến khí biogas bị rò rỉ thoát ra môi trường, lớp lưới chắn mùi hôi phía sau các dãy chuồng nuôi bị hở, khí thải, mùi hôi tại một số vị trí chuồng trại thoát ra không được xử lý, giảm thiểu, việc sử dụng hóa chất, chế phẩm vi sinh để xử lý, giảm thiểu mùi hôi chuồng nuôi không đảm bảo liều lượng.

Mặc dù Công ty đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu khí thải nhưng việc xử lý mùi hôi vẫn chưa hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến khu dân cư xung quanh.

Trang trại lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina gây ô nhiễm môi trường, bốc mùi hôi thối vào khu dân cư khiến hàng ngàn hộ dân "khốn khổ" trong thời gian qua
Trang trại lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina gây ô nhiễm môi trường, bốc mùi hôi thối vào khu dân cư khiến hàng ngàn hộ dân "khốn khổ" trong thời gian qua

Sau khi kiểm tra thực tế và làm việc với các đơn vị liên quan vào chiều 2/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang yêu cầu, đình chỉ hoạt động trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao tại xã Tân Phúc của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri-Vina từ 30/7, đồng thời rà soát lại toàn bộ các nguồn phát sinh mùi hôi để có phương án xử lý, điều chỉnh biện pháp xử lý phù hợp.

Trang trại lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2021. Mục tiêu đầu tư, chăn nuôi lợn chất lượng cao, kết hợp trồng rừng sản xuất, trên diện tích khoảng 40ha.

Trang trại có quy mô gồm nhà lợn thịt (32 nhà, diện tích hơn 44.000m2), nhà lợn con sau cai sữa (7 nhà, diện tích gần 8.000m2), quy mô rừng sản xuất (15ha), công suất trang trại 60.000 heo thịt/năm.

Trang trại hoàn thành và bắt đầu đưa lợn vào nuôi từ đầu năm 2024, với số lượng 30.000 con.

Tin cùng chuyên mục
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.