Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phát triển bền vững các dân tộc có khó khăn đặc thù

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Tào Đạt - 08:53, 16/12/2023

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.

(Bài CĐ dân tộc KKĐT) Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Hiệu quả từ chính sách của Đảng, Nhà nước (Bài cuối)
Nhờ các chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng bào dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu đã được tấp cận với các dịch vụ xã hội, cùng nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ

Tranh thủ nguồn lực từ những chính sách dân tộc

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lai Châu, toàn tỉnh hiện vẫn còn 4 huyện nghèo, 54 xã và 558 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 28,54%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo DTTS, trong đó có nhóm dân tộc thuộc diện có khó khăn đặc thù chiếm tới 99,07%. 

Từ thực tế trên, tỉnh Lai Châu luôn kỳ vọng việc triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc, đặc biệt là những chính sách đặc thù đối với đồng bào dân tộc rất ít người, là một động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo cho bà con.

Cụ thể, với Đề án “Phát triển kinh tế, xã hội dân tộc Mảng, La Hủ, Cống” được triển khai thực hiện trên địa bàn giai đoạn (2013-2018), tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ vùng đồng bào 3 dân tộc này xây dựng cho 11 công trình đường giao thông và 1 công trình thủy lợi.

Đề án cũng hỗ trợ nhà ở cho 2.375 hộ; hỗ trợ trực tiếp giống, vật tư sản xuất cho 22.576 lượt hộ; Hỗ trợ cho 40 mô hình trình diễn; cấp thuốc cho 286 lượt thôn, bản; hỗ trợ cho 3.541 phụ nữ trong thời kỳ mang thai và dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh; hỗ trợ cho 69 bản Hỗ trợ khôi phục, sản xuất nhạc cụ truyền thống của các dân tộc; Hỗ trợ cho 1.477 hộ người dân và cộng đồng khôi phục và sản xuất trang phục dân tộc…

Cùng với đó, Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc Lự, Si La" trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017 - 2025 (2019-2020) đã hỗ trợ đồng bào dân tộc Lự và Si La đầu tư xây dựng cho 7 công trình đường giao thông, 4 công trình thủy lợi, 2 công trình nước sinh hoạt; hỗ trợ cho 22ha cây trồng; trao tặng 19.909 con gia súc, gia cầm và vắc xin, cùng 140 chuồng trại, ao nuôi thủy sản. Đồng thời, địa phương này cũng mở 23 lớp bảo tồn nghề truyền thống tiêu biểu, tổ chức phục dựng 20 lễ hội truyền thống, hỗ trợ phục sản xuất nhạc cụ, trang phục dân tộc…

(Bài CĐ dân tộc KKĐT) Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Hiệu quả từ chính sách của Đảng, Nhà nước (Bài cuối) 1
Bản làng của bà con dân tộc rất ít người đang dần đổi mới

Ông Trần Hữu Chí, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu, cho biết: Việc thực hiện các đề án trên đã góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người. Bà con hiện đã từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp và thay đổi phương thức sản xuất cũ, lạc hậu bằng phương thức sản xuất mới dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Các chính sách đầu tư phát triển, bảo tồn dân tộc rất ít người đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy, những tập tục lạc hậu dần được xoá bỏ, trình độ dân trí được nâng cao.

“Việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách đã củng cố vững chắc lòng tin của người dân vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, giúp ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”, ông Trần Hữu Chí nhấn mạnh.

Triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Theo ông Trần Hữu Chí, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lai Châu: Trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đã thiết kế riêng một tiểu dự án cho nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù và nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn, thuộc Dự án 9. Theo đó, trong năm 2023, tỉnh Lai Châu được giao 184 tỷ 754 triệu đồng, trong đó nguồn đầu tư là 80 tỷ 186 triệu đồng, nguồn sự nghiệp là 104 tỷ 568 triệu đồng.

Tuy nhiên, hiện nay do Chương trình lớn, với liên quan đến nhiều bộ, ngành nên việc ban hành một số văn bản hướng dẫn còn chậm, chưa phù hợp với thực tiễn, nên việc giải ngân thực hiện dự án còn chậm. Kết quả thực hiện giải ngân cho Dự án này vẫn khá thấp. 

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu, tính đến tháng 11/2023, địa phương mới giải ngân được 38 tỷ 299 triệu đồng (đạt 20,73% kế hoạch), trong đó nguồn đầu tư đã giải ngân được 35 tỷ 322 triệu đồng (đạt 44,05%), nguồn sự nghiệp là 2 tỷ 977 triệu đồng (đạt 2,85%).

Thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để gỡ khó, triển khai hiệu quả các dự án của Chương trình MTQG 1719, trong đó có Tiểu dự án 1 - Dự án 9. Đặc biệt, ngày 21/8/2023, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình MTQG 1719, đã tháo gỡ được vướng mắc trong quá trình triển khai tại địa phương.

“Việc khơi thông những vướng mắc về cơ chế chính sách sẽ giúp đồng bào nhanh chóng được thụ hưởng các chính sách đầu tư. Qua đó, giúp bà con vươn lên thoát nghèo”, ông Trần Hữu Chí nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Chuyện người La Hủ nơi cuối trời Tây Bắc: Cần chính sách dài hơi để phát triển dân tộc La Hủ bền vững (Bài 3)

Chuyện người La Hủ nơi cuối trời Tây Bắc: Cần chính sách dài hơi để phát triển dân tộc La Hủ bền vững (Bài 3)

Không chỉ cải thiện về đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo mà từ các chính sách đầu tư đặc thù, chất lượng dân số đồng bào La Hủ đã có bước phát triển tích cực. Từ dân tộc có số dân dưới 10 ngàn người, dân tộc La Hủ đã phát triển lên trên 12 ngàn người, ra khỏi danh sách nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định 1227. Tuy nhiên, để nâng cao đời sống đồng bào La Hủ, không chỉ dựa vào dân số đã tăng hơn để giảm chính sách, mà cần xem xét toàn diện các điều kiện sống của đồng bào với các dân tộc khác, để từ đó có chính sách mới, dài hơi phát triển dân tộc La Hủ bền vững.