Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Điểm chuẩn vào đại học năm nay sẽ tăng hay giảm?

PV - 16:14, 13/07/2021

Dựa vào đề thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1, nhiều chuyên gia nhận định, điểm chuẩn trúng tuyển đại học sẽ cao hơn năm ngoái, dự kiến có ngành tăng từ 3 - 3,5 điểm.

Thí sinh tự tin với khả năng làm bài thi môn Ngữ văn tại Điểm thi Trường THPT Việt Đức (Hà Nội). Ảnh: Thế Đại
Thí sinh tự tin với khả năng làm bài thi môn Ngữ văn tại Điểm thi Trường THPT Việt Đức (Hà Nội). Ảnh: Thế Đại

Điểm chuẩn dự kiến tăng

Ghi nhận chất lượng đề thi năm nay tốt, có sự phân hóa để các cơ sở giáo dục đại học yên tâm xét tuyển, TS Võ Thanh Hải – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) chia sẻ: Khi có điểm thi tốt nghiệp THPT và phân tích về phổ điểm mới có thể dự đoán sát hơn. Tuy nhiên, mặt bằng chung, dự kiến điểm chuẩn năm nay sẽ tăng hơn so với năm ngoái, ít nhất 0,5 điểm.

Theo đó, có thể tạm thời phân khúc thành các nhóm ngành như sau: Nhóm ngành “hot”: Công nghệ thông tin, một số ngành thuộc lĩnh vực kinh tế (quản trị kinh doanh, logistics, thương mại điện tử…) điểm chuẩn dự kiến tăng từ 1 - 2 điểm so với năm ngoái, thậm chí ngành công nghệ thông tin có thể tăng khoảng 3 điểm. Nhóm ngành khoa học sức khỏe, an ninh, quốc phòng dự kiến sẽ ổn định hoặc tăng khoảng 1 điểm so với năm 2020. Tuy nhiên, nhóm ngành khoa học xã hội hành vi, du lịch điểm chuẩn có thể giảm nhẹ so với năm trước.

TS Võ Thanh Hải cho biết: Năm nay, Trường ĐH Duy Tân dành hơn 3.000 chỉ tiêu (tương đương 50% tổng chỉ tiêu) tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. 50% chỉ tiêu còn lại là xét học bạ và các phương thức tuyển sinh khác. Số thí sinh đăng ký vào trường khá lớn nên dự kiến điểm chuẩn vào trường sẽ tăng hơn so với năm ngoái, dao động từ 0,5 - 2 điểm, tùy ngành.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2021, đợt 1 tại điềm thi Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội). Ảnh: TG
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2021, đợt 1 tại điềm thi Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội). Ảnh: TG

ThS Phùng Quán - Trưởng phòng Thông tin truyền thông, Trường ĐH Khoa học Ttự nhiên (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) dự đoán, điểm chuẩn sẽ tăng ở một số ngành thu hút nhiều thí sinh.

Năm 2021, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển hơn 3.500 chỉ tiêu với 6 phương thức. Trong đó, phương thức xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT chiếm từ 15% - 55% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành. Một số năm gần đây, thí sinh tập trung đăng ký xét tuyển vào nhóm ngành: Công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, công nghệ sinh học, hóa học. Do đó, năm nay dự báo điểm chuẩn vào những ngành này sẽ cao (nhóm ngành kinh tế - tài chính, báo chí, công nghệ thông tin...). Các ngành khác có thể tăng nhẹ, hoặc không tăng.

TS Lê Xuân Thành – Trưởng phòng Công tác chính trị - Sinh viên, Trường ĐH Mỏ - Địa chất (Hà Nội) dự báo phổ điểm năm nay sẽ tương đương năm ngoái, nếu tăng cũng không đáng kể. Tuy nhiên, điểm chuẩn đầu vào của các cơ sở giáo dục đại học sẽ tăng hơn so với năm 2020, từ 1 - 2 điểm, nhưng không loại trừ sẽ có ngành tăng từ 2 - 3 điểm, nhất là một số ngành công nghệ thông tin, các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, báo chí, y tế… Đáng chú ý, một số ngành y đa khoa, điểm chuẩn có thể lên trên 27 điểm/3 môn thi. Dự báo, điểm chuẩn ngành này tăng khoảng 2 điểm so với năm 2020 và tăng từ 3 – 3,5 điểm so với năm 2019.

Không nên nôn nóng

Theo TS Lê Xuân Thành, có nhiều nguyên nhân dẫn đến điểm chuẩn vào các trường đại học tăng. Nếu như những năm trước, số lượng lớn học sinh đi học nghề để rút ngắn thời gian học tập, sớm đi làm; thậm chí nhiều em tốt nghiệp THPT đi làm công nhân luôn. Tuy nhiên, từ năm ngoái đến nay, do ảnh hưởng của Covid-19 nên nhiều học sinh có xu hướng đi học đại học. Số nguyện vọng đăng ký tăng lên, chỉ tiêu tuyển sinh thì có hạn nên điểm chuẩn vào đại học tăng là điều dễ hiểu.

Phân tích của TS Võ Thanh Hải cho thấy: Điểm chuẩn đại học theo phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Ngoài yếu tố đề thi (mức độ khó – dễ), còn phụ thuộc vào phương án tuyển sinh của các trường và sự chuyển dịch của người học. Bởi theo cơ chế tự chủ trong tuyển sinh, nhiều cơ sở giáo dục đại học sử dụng phương thức xét tuyển học bạ, xét tuyển kết hợp, hoặc tuyển thẳng… do đó, chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ ít đi. Theo đó, mức độ cạnh tranh sẽ “gay gắt hơn”, và trong trường hợp này, điểm chuẩn sẽ tăng lên là điều không tránh khỏi.

“Tuy nhiên, thí sinh không nên nôn nóng, bình tĩnh chờ khi nào có điểm chính thức để quyết định điều chỉnh nguyện vọng. Các em được quyền điều chỉnh nguyện vọng 3 lần, nên cơ hội phía trước vẫn rộng mở” - TS Võ Thanh Hải chia sẻ, đồng thời khuyến cáo: Ngay từ bây giờ, những em đã thi xong đợt 1 cần liệt kê ngành nghề mà mình yêu thích nhất. Sau đó, nghiên cứu thật kỹ những nghề đó (từ trường đào tạo cho đến cơ hội việc làm sau này…) để sẵn sàng điều chỉnh nguyện vọng (nếu cần). Khi đã chọn được ngành nghề yêu thích, thì quyết tâm theo đuổi đến cùng, và xét tuyển vào nhiều trường cùng đào tạo ngành đó. Tuy nhiên, các em không nên vào đại học bằng mọi giá, mà học những ngành không yêu thích.

TS Lê Xuân Thành khuyến cáo: Các trường cần đưa ra mức “điểm sàn” và mức điểm trúng tuyển hợp lý, để không xáo trộn lớn trong quá trình tuyển sinh. Với thí sinh, sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, cần nghiên cứu kỹ phổ điểm đối với tổ hợp mình lựa chọn xét tuyển. Đồng thời tham khảo điểm chuẩn 2 năm gần nhất đối với ngành học, trường học mà mình xét tuyển để đưa ra quyết định cuối cùng có điều chỉnh nguyện vọng hay không.

TS Nguyễn Đào Tùng - Phó Giám đốc Học viện Tài chính (Hà Nội) dự đoán phổ điểm thi tốt nghiệp THPT tương đương năm ngoái, bởi lẽ dù đề thi năm nay được đánh giá là vừa sức, nhưng cũng có những câu phân loại thí sinh, nhất là ở mức 8 điểm trở lên. Do đó, điểm chuẩn năm nay của các trường cơ bản tương đương như năm ngoái, rất khó có thể cao hơn, kể cả những trường tốp trên, tốp giữa. Thí sinh thi đợt 2 cũng không nên lo lắng vì Bộ GD&ĐT đã hướng xét tuyển chung một đợt. Hơn nữa, các trường đại học có nhiều hình thức xét tuyển khác phù hợp với các em.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.