Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Điện Biên: “Ì ạch” xây dựng NTM ở các xã vùng biên

Nghĩa Hiệp - 17:20, 10/01/2020

Đề án xây dựng nông thôn mới (NTM) đã được triển khai tại 29 xã vùng biên giới trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm 2016. Tuy nhiên đến nay, sau 3 năm thực hiện có chưa đến 1/3 số xã đạt chuẩn NTM. Trong khi đó, năm 2020 đã là năm cuối cùng của lộ trình xây dựng NTM do tỉnh đề ra.

Nhiều công trình trọng điểm dù nhiều năm vẫn đang trong quá trình xây dựng vì không có kinh phí
Nhiều công trình trọng điểm dù nhiều năm vẫn đang trong quá trình xây dựng vì không có kinh phí

Theo Ðề án, việc xây dựng NTM được tỉnh Điện Biên triển khai trên địa bàn 29 xã thuộc 4 huyện, gồm: 12 xã của huyện Điện Biên, 3 xã huyện Mường Chà, 8 xã huyện Nậm Pồ và 6 xã huyện Mường Nhé. Tổng nguồn vốn dự kiến gần 2.000 tỷ đồng từ vốn đầu tư trực tiếp, vốn sự nghiệp và các nguồn khác. Tỉnh cũng đề ra mục tiêu đến năm 2020, toàn bộ số xã vùng Ðề án sẽ cơ bản hoàn thành xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững, góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện, đến nay mới chỉ có 7 xã biên giới đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM; 1 xã đạt 10 - 14 tiêu chí; 21 xã đạt 5 - 9 tiêu chí; không còn xã dưới 5 tiêu chí. So với mục tiêu Ðề án, Điện Biên mới chỉ hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 có 7 xã được công nhận NTM. Các mục tiêu còn lại như: 2 xã đạt 16 tiêu chí, 1 xã đạt 14 tiêu chí, 5 xã đạt 13 tiêu chí, 5 xã đạt 12 tiêu chí, 7 xã đạt 11 tiêu chí, 2 xã đạt 10 tiêu chí và không còn xã dưới 10 tiêu chí.

Theo ông Vũ Văn Công, Chánh Văn phòng huyện Nậm Pồ: Nguồn kinh phí nằm trong Đề án xây dựng NTM hiện nay cấp về địa phương là rất ít, nhỏ giọt. Bằng nguồn kinh phí ít ỏi đó, những năm qua, huyện đã cố gắng đưa xã Chà Nưa về đích NTM. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu theo Đề án của tỉnh, cần phải có nguồn lực thật lớn. Bên cạnh đó, mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức, vươn lên thoát nghèo, loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào Nhà nước.

Thật vậy, đến nay nguồn kinh phí xây dựng NTM theo Đề án mới được cấp 48 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp và 51,45 tỷ đồng vốn đầu tư, trong khi nhu cầu vốn xây dựng NTM các xã biên giới rất lớn, nhất là đầu tư hạ tầng.

Điển hình là xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé là xã điểm xây dựng NTM đã được UBND tỉnh công nhận cơ bản đạt chuẩn NTM từ năm 2017. Sau 2 năm, xã vẫn “giậm chân tại chỗ” với 17 tiêu chí, còn 2 tiêu chí chưa đạt là hộ nghèo và trường học. Đặc biệt là đối với tiêu chí số 11 về hộ nghèo là rất khó đối với xã Sín Thầu, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn ở mức cao (39,08%), trong đó nhiều hộ có nguy cơ tái nghèo.

Theo bà Pờ Mỳ Lế, Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu: “Mặc dù được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách giảm nghèo, nhưng để giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 12% vẫn còn rất khó”.

Để giảm tỷ lệ hộ nghèo, thoát sức “ì” và đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM đối với các xã vùng biên của tỉnh Điện Biên, thì sự thay đổi tư duy của người dân trong phát triển kinh tế là hết sức cần thiết, qua đó góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.