Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Điện Biên: Kiểm soát bệnh lao, phổi ngoài cộng đồng

PV - 09:55, 19/02/2019

Bệnh lao, phổi có mức độ nguy hiểm không cao, nhưng nguy cơ lây nhiễm và khó kiểm soát tại cộng đồng lại tương đối phức tạp. Một phần do nhận thức của người bệnh chưa cao, công tác kiểm soát tại cơ sở y tế chưa được chú trọng. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và truyền thông tại cộng đồng là cần thiết để thu hút lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế, đồng thời góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân và kiểm soát bệnh lao, phổi ngoài cộng đồng.

Điều trị bệnh lao, phổi kết hợp truyền thông nâng cao nhận thức cho người bệnh nhằm kiểm soát lây lan tại cộng đồng Điều trị bệnh lao, phổi kết hợp truyền thông nâng cao nhận thức cho người bệnh nhằm kiểm soát lây lan tại cộng đồng.

Là một người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính lâu năm, trước đây mỗi khi trở bệnh, ông Đinh Văn Nghiêm ở TP. Ðiện Biên Phủ chỉ tìm đến khám và mua thuốc tại các phòng khám tư nhân và một số bệnh viện khác nhưng không đỡ. Được mọi người giới thiệu vào điều trị chuyên khoa

lao-phổi, ông Nghiêm đã xin vào khám và nhập viện. Điều trị được 2 tuần, ông Nghiêm thấy mình khỏe lên và chuẩn bị được xuất viện. Mỗi lần điều trị, tinh thần ông đều rất thoải mái và yên tâm vì Bệnh viện có các loại thuốc đặc hiệu, y, bác sĩ chăm sóc tận tình, tư vấn dự phòng bệnh cũng rất chu đáo.

Bác sĩ Ðỗ Quang Hải, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Điện Biên thông tin: Bệnh viện mới triển khai một loạt kỹ thuật y tế hiện đại đáp ứng yêu cầu người bệnh, quyền lợi bảo hiểm y tế được đảm bảo, thông tuyến khám, chữa bệnh thuận lợi nên người dân tin tưởng tìm đến.

Ngoài khám, chữa bệnh cho người dân đến điều trị tại viện, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Điện Biên còn thực hiện các dự án phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại cộng đồng, gồm: Bệnh lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em. Bệnh viện đã tiến hành khám, sàng lọc phát hiện chủ động bệnh lao cho phạm nhân Trại giam Nà Tấu và người dân các xã của huyện Ðiện Biên; khám, sàng lọc phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản tại 3 xã của huyện Ðiện Biên và 2 xã, phường của TP. Ðiện Biên Phủ.

Nhờ triển khai đồng loạt các hoạt động giám sát bệnh, năm 2018, Bệnh viện phát hiện thêm 365 người mắc bệnh lao, phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản mới, nâng tỷ lệ bệnh nhân được quản lý và điều trị đạt 99-100%.

Tuy nhiên, việc phát hiện điều trị sớm vẫn gặp những khó khăn nhất định. Bác sĩ Phạm Bá Quỳnh, Khoa Lao ngoài phổi-Bệnh phổi tỉnh Điện Biên, cho hay: Người mắc bệnh lao, phổi thường có các triệu chứng, như: đau ngực, khó thở, thở vít, ho ra máu… cộng với cơ thể yếu rồi mới đến viện khám, điều trị. Nhiều bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Vì vậy, việc truyền thông, tư vấn nâng cao nhận thức cho người dân luôn được chú trọng quan tâm trong mỗi đợt sàng lọc bệnh tại cộng đồng và cho mỗi bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khi đến viện thăm khám, điều trị.

“Thời gian tới, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ và y đức, làm tốt công tác cấp cứu người bệnh, nghiên cứu khoa học, Bệnh viện sẽ tập trung mục tiêu phát hiện sớm, hạn chế tối đa nguồn lây nhằm giảm tỷ lệ chết và lây nhiễm lao giảm nguy cơ phát sinh kháng thuốc của vi khuẩn lao; đồng thời, triển khai tổ chức, quản lý và điều trị phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản tại cộng đồng”, bác sĩ Đỗ Quang Hải cho biết thêm.

HƯƠNG CHI

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.