Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín với cộng đồng

PV - 11:10, 31/05/2019

Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Từ đó, có nhiều mô hình điển hình tiên tiến về xây dựng đời sống văn hóa trong đồng bào các dân tộc đã được hình thành và phát triển.

Hiện, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 1.557 Người có uy tín trong vùng đồng bào các DTTS. Nhiều năm qua, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS luôn là những hạt nhân trong phát triển kinh tế hộ, là tấm gương cho con cháu và người dân noi theo.

Tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình có ông Chảo Khò Tư, dân tộc Hà Nhì, tại bản Lỳ Mà Tá, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Hiện, gia đình ông Tư đang nuôi 15 con trâu, 20 con bò, hơn 30 con dê, 10 con lợn nái và lợn giống, hơn 100 con gia cầm các loại phục vụ cuộc sống gia đình và bán ra thị trường tăng thu nhập.

Ông Pờ Dần Xinh (bên trái), bản Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé là một trong những Người có uy tín tâm huyết bảo tồn văn hóa dân tộc Hà Nhì. Ảnh: TL Ông Pờ Dần Xinh (bên trái), bản Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé là một trong những Người có uy tín tâm huyết bảo tồn văn hóa dân tộc Hà Nhì. Ảnh: TL

Bên cạnh đó, gia đình ông còn mở thêm một cửa hàng tạp hoá để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho bà con Nhân dân trong bản. Từ mô hình kinh tế của gia đình mang lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.

Hay gia đình ông Quàng Văn Sơn, dân tộc Thái, bản Co Chạy 1, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên với mô hình kinh tế VAC mỗi năm cho thu nhập từ 30-40 triệu đồng (đã trừ chi phí); ông Giàng A Thẹ, dân tộc Mông, Trưởng dòng họ bản Noọng Luông 2, xã Mường Phăng với mô hình chăn nuôi đại gia súc kết hợp với thả cá, mỗi năm cho thu nhập trên 70 triệu đồng.

Trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, Người có uy tín tích cực vận động Nhân dân hưởng ứng các phong trào tại địa phương. Theo đó, có nhiều mô hình điển hình tiên tiến về xây dựng đời sống văn hóa trong đồng bào các dân tộc đã được hình thành và nhân rộng.

Ngoài ra, Người có uy tín còn động viên các nghệ nhân tổ chức sưu tầm và giữ gìn các làn điệu dân ca, dân vũ, các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ của dân tộc mình, động viên các nghệ nhân trao truyền tri thức dân tộc cho thế hệ sau. Tiêu biểu như bà Vì Thị Thông, dân tộc Thái đội 12, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên; ông Quàng Văn Nó (dân tộc Cống), bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên…

Trao đổi một số thông tin về vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS hiện nay tại Điện Biên với Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và Chỉ thị 45-CT/TW, ông Giàng Trọng Bình, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh cho biết: Người có uy tín đã phát huy tốt vị trí, vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng, thôn, bản, tổ dân phố chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực hiện chính sách dân tộc và luôn phát huy vai trò trong việc giữ gìn an ninh, trật tự xã hội củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

MỘC NHI

Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.