Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2023

Thúy Hồng - 05:14, 22/11/2023

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành công thương 2023 với chủ đề “Chuyển đổi số Công Thương xanh và bền vững”. Tham dự diễn đàn có đại diện lãnh đạo các Sở Công Thương, các doanh nghiệp và chuyên gia trong về lĩnh vực chuyển đổi số, ứng dụng thương mại điện tử.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc Diễn đàn
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc Diễn đàn

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết: Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn chính trị, tình trạng lạm phát cao dai dẳng, chính sách tiền tệ thắt chặt và thị trường tài chính bấp bênh, Tổ chức Thương mại Thế giới dự báo thương mại toàn cầu năm 2023 tăng 1,7%, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với năm trước. Nhiều ngành, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trên GDP ghi nhận mức tăng trưởng âm trong một vài năm gần đây đã kéo mức tăng trưởng của nhiều ngành, dịch vụ xuống mức thấp. Tương tự, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như: Sự suy giảm đơn hàng, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, cạn kiệt nguồn vốn.

Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company công bố ngày 1/11 vừa qua, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng Kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, 2 năm liên tiếp (2022 và 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025 (đồng hạng với Philippines). Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025. Đặc biệt, tăng trưởng GMV trong 2 năm tới của Kinh tế số tại Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi lĩnh vực TMĐT.

Theo số liệu khảo sát thống kê của Bộ Công Thương, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng 20% năm 2022. Có thể thấy, trong suốt những năm qua, TMĐT Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng 16 - 30%, dự kiến đạt 20,5 tỷ Đô la Mỹ trong năm nay.

Bà Lê Hoàng Oanh, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát biểu tại Diễn đàn
Bà Lê Hoàng Oanh - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát biểu tại Diễn đàn

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nhận định: Năm 2023 và các năm tiếp theo, với đà tăng trưởng mạnh mẽ như trên, thị trường TMĐT và kinh tế số Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và tạo bước đà cho kinh tế phát triển. Đây cũng chính là thời điểm để nước ta xây dựng nên những mô hình và chiến lược mới. Từ đó giúp khôi phục lại doanh nghiệp và mở rộng thị trường sau khi tình trạng khó khăn qua đi.

Để thúc đẩy kinh tế số, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản, chính sách, chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương, tập trung: tăng cường xây dựng Chính phủ điện tử Bộ Công Thương; thúc đẩy phát triển Kinh tế số ngành Công Thương; phát triển TMĐT trên phạm vi toàn quốc.

“Diễn đàn TMĐT và kinh tế số ngành Công Thương được Bộ Công Thương kỳ vọng sẽ phát huy vai trò kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, tổ chức và doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, TMĐT nhằm đưa ra các đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển TMĐT và kinh tế số ngành Công Thương hiệu quả, bền vững”, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Toàn cảnh Diễn đàn
Toàn cảnh Diễn đàn

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận các nội dung xung quanh các xu hướng ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số ngành Công Thương nói riêng; các giải pháp đẩy mạnh Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số ngành Công Thương trong các lĩnh vực trọng điểm như năng lượng, sản xuất thông minh, TMĐT, Logistics; các giải pháp tiếp tục xây dựng thị trường TMĐT bền vững, thu hẹp khoảng cách số, tăng tính liên kết vùng; các giải pháp phát triển TMĐT và kinh tế số ngành Công Thương tại các địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” vươn xa

Thúc đẩy thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” vươn xa

Không chỉ làm cho địa danh Hương Khê (Hà Tĩnh) trở nên nổi tiếng, loài bưởi Phúc Trạch cũng mang lại sự giàu có, phồn thịnh cho người dân ở địa phương. Để thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” tiếp tục phát triển ổn định và vươn xa, mang lại nhiều cơ hội tăng nguồn thu nhập cho người dân, huyện Hương Khê và người trông bưởi đã thực hiện nhiều giải pháp để quảng bá thương hiệu bưởi Phúc Trạch.