Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Điều tra kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024: Thừa Thiên Huế về đích trước thời hạn

B.Châu-Phạm Tiến - 11:34, 23/08/2024

Từ sự đồng lòng, chung sức của các cấp, các ngành và đồng bào các DTTS, cuộc điều tra thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của 53 DTTS (Cuộc điều tra 53 DTTS) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đến ngày 12/8 đã hoàn thành 100% mục tiêu đề ra.

Nhờ có sự chung sức, đồng lòng của người dân mà Cuộc điều thực trạng KT- XH của 53 DTTS ở Thừa Thiên Huế đã về đích trước thời hạn
Nhờ có sự chung sức, đồng lòng của người dân mà Cuộc điều thực trạng KT- XH của 53 DTTS ở Thừa Thiên Huế đã về đích trước thời hạn

Người có uy tín đồng hành

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 74 địa bàn được điều tra. Để đồng bào hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cuộc điều tra 53 DTTS, trước khi thực hiện kế hoạch điều tra diễn ra từ ngày 1/7 đến ngày 15/8, Thừa Thiên Huế cũng đã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức.

Ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho biết, Cuộc điều tra 53 DTTS nhằm thu thập toàn diện thông tin về dân số và phân bố dân cư; tiếp cận cơ sở hạ tầng; kinh tế; hộ nghèo, an sinh xã hội; văn hóa, xã hội; giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; y tế và vệ sinh môi trường nông thôn; cán bộ, đảng viên; di cư tự do; tôn giáo, tín ngưỡng; an ninh nông thôn vùng DTTS để hình thành hệ thống thông tin; Số liệu thống kê phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Theo đó, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp chặt chẽ với Cục Thống kê và các cơ quan, ban, ngành của tỉnh tổ chức hiệu quả công tác điều tra thu thập thông tin ở cơ sở; trong đó, tranh thủ phát huy vai trò đội ngũ những Người có uy tín, già làng, trưởng bản… tích cực “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để vận động đồng bào chủ động cung cấp thông tin đúng, đủ và kịp thời cho Điều tra viên.

Điển hình như huyện A Lưới, là địa bàn trọng điểm của Cuộc điều tra với 1.250 hộ nằm trong diện điều tra. Trong đó, Hương Nguyên là một trong những xã làm tốt công tuyên truyền, vận động Nhân dân. Đồng hành cùng bà con dân bản trong việc cung cấp thông tin, Người có uy tín đã chủ động liên hệ với cán bộ thống kê xã để tìm hiểu quy cách, bảng biểu và thông tin cần thiết để cung cấp khi Điều tra viên đến nhà.

76 tuổi đời, 55 tuổi Đảng, Người có uy tín Pi Hôih Cu Lai ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới vẫn luôn là “hạt nhân” trong các phong trào ở địa phương. Ảnh M.H
76 tuổi đời, 55 tuổi Đảng, Người có uy tín Pi Hôih Cu Lai ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới vẫn luôn là “hạt nhân” trong các phong trào ở địa phương. Ảnh M.H

Ông Hồ Xuân Phòng, Người có uy tín xã Hương Nguyên, huyện A Lưới chia sẻ: Thông qua thông tin tuyên truyền về Cuộc điều tra từ cán bộ huyện, tôi hiểu ý nghĩa của Cuộc điều tra. Qua số liệu từ Cuộc điều tra là cơ sở để các cấp, các ngành ban hành và điều chỉnh các chính sách dân tộc, công tác dân tộc phù hợp, tất cả vì lợi ích của đồng bào.

“Nhận diện được những khó khăn, bất cập của Cuộc điều tra, tôi đã tuyên truyền để người dân trong bản cùng hiểu, cùng phối hợp với Điều tra viên thực hiện cung cấp thông tin chính xác, kịp thời”, Người có uy tín Hồ Xuân Phòng cho biết thêm.

Qua tìm hiểu thực tế, công tác tuyên truyền dù được chia sẻ trên nhiều kênh khác nhau; nhưng theo bà Nguyễn Thị Phương Ngọc, Giám sát viên của Cuộc điều tra, vẫn còn tình trạng một số hộ dân do nhận thức chưa đầy đủ nên khi Điều tra viên tiếp cận, các hộ thiếu hợp tác nên Điều tra viên phải đi nhiều lần mới thu thập được thông tin. Một số hộ, bà con thường xuyên đi làm ăn; vì thế khó khăn trong điều tra, tiếp cận hộ.

“Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ Điều tra viên, Người có uy tín ở các thôn, bản đã vào cuộc tích cực, nhờ đó chúng tôi đã thực hiện thu thập thông tin đảm bảo về tiến độ thời gian và chất lượng thông tin thu thập chính xác”, bà Phương Ngọc cho hay.

Về đích trước thời hạn

Mặc dù khối lượng công việc lớn, quá trình thực hiện cuộc điều tra gặp không ít khó khăn như: Lực lượng Điều tra viên ở một số địa phương chủ yếu là thôn trưởng, đoàn thanh niên, lần đầu tham gia điều tra, thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn cũng như trong công tác điều tra, gặp khó khăn trong quá trình sử dụng phần mềm điều tra phiếu CAPI trên điện thoại…

Nhưng không vì thế mà Cuộc điều tra 53 DTTS bị ảnh hưởng về tiến độ. Tranh thủ giờ nghỉ trưa và các buổi tối, đội ngũ Điều tra viên trên địa bàn toàn tỉnh tích cực triển khai nhiệm vụ với mục tiêu có được thông tin, số liệu cập nhật nhất, chính xác nhất theo yêu cầu đề ra. Nhờ đó, tính đến ngày 12/8, toàn tỉnh đã tổ chức thu thập thông tin được 74/74 địa bàn trên toàn tỉnh, với 2.671 hộ gia đình, đạt 100% kế hoạch, sớm hơn kế hoạch của Trung ương 3 ngày.

Nhờ các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS trên địa bàn huyện A Lưới đang ngày càng phát triển.
Nhờ các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS trên địa bàn huyện A Lưới đang ngày càng phát triển

Theo đánh giá của Cục Thống kê tỉnh, công tác điều tra, thu thập thông tin được các Điều tra viên thực hiện theo đúng quy trình, thông tin thu thập chính xác, đạt chất lượng; các Tổ trưởng điều tra, Giám sát viên cấp tỉnh, huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ địa bàn được phân công và hỗ trợ kịp thời, xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện điều tra.

Ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Để Cuộc điều tra về đích trước thời hạn, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của các cán bộ, Điều tra viên, Giám sát viên, đội ngũ Già làng, Trưởng bản, Người có uy tín đã đồng hành, tuyên truyền, vận động đồng bào cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho đội ngũ Điều tra viên về địa bàn để điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS. Cùng với đó là sự chung sức, đồng lòng của của Nhân dân góp phần vào thành công của Cuộc điều tra.

Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS Đắk Lắk chuyển mình mạnh mẽ

Vùng đồng bào DTTS Đắk Lắk chuyển mình mạnh mẽ

Chặng đường 120 năm hình thành và phát triển, tỉnh Đắk Lắk vươn lên phát triển xứng tầm vị thế trung tâm vùng Tây Nguyên. Vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh cũng chuyển mình mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng khang trang, diện mạo buôn làng khởi sắc, trường lớp, bệnh viện được quan tâm đầu tư đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, bà con biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa, đời sống ngày càng được nâng lên. Chứng kiến bao thăng trầm của quê hương, nhiều già làng tỉnh Đắk Lắk bày tỏ niềm vui về những đổi thay của buôn làng.