Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Điều tra viên Rơ Mah H’De “ Đi từng ngõ, gõ từng nhà” điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS ở xã biên giới

Ngọc Thu - 11:13, 30/08/2024

Với sự am hiểu văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào và địa bàn được phân công thực hiện điều tra, chị Rơ Mah H’De - Điều tra viên xã biên giới Ia Nan (huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã phát huy tinh thần trách nhiệm, vận động bà con thực hiện cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, bảo đảm tiến độ, chất lượng cuộc điều tra thu thập thông tin kinh tế-xã hội 53 DTTS lần thứ 3, năm 2024.

Điều tra viên H'De tiến hành thu thập thông tin hộ bà Bà Rơ Lan Hop (làng Tung, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ)
Điều tra viên H'De tiến hành thu thập thông tin hộ bà Rơ Lan Hop (làng Tung, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ)

Xã biên giới Ia Nan có 3 làng Tung, Nú, Sơn với 90 hộ dân triển khai điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Cùng với cả nước, cuộc điều tra diễn ra từ 1/7- 15/8, tuy nhiên đến cuối tháng 7, xã đã hoàn thành cuộc điều tra. Để đạt được kết quả này, có sự góp sức không nhỏ của Điều tra viên Rơ Mah H’De.

Là người con của xã Ia Nan, lại là Phó Bí thư Đoàn xã Ia Nan nên H’De hiểu rõ từng phong tục, tập quán, tâm tư, tình cảm của người dân nên khi thực hiện điều tra, chị đã nhận được sự hợp tác nhiệt tình của bà con. 

Điều tra viên Rơ Mah H’De chia sẻ: “Sau khi được tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn thực hiện cuộc điều tra này, là mình bắt tay ngay vào thực hiện điều tra. Mình được cử xuống làng Tung, nơi có gần 90% dân số là đồng bào DTTS Gia Rai sinh sống. Nhờ được tập huấn nên mình có cách hỏi để người dân dễ hiểu, chia sẻ nhanh, bảo đảm chính xác, điều tra đúng theo quy định và ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra điện tử được thiết kế trên thiết bị di động thông minh. Năm nay thay vì rà soát, cập nhật bằng giấy như các năm trước, thì chuyển sang phần mềm điện tử nên cũng nhanh, thuận lợi hơn nhiều cho các Điều tra viên.

Nhờ được tập huấn nên điều tra viên H'De có cách hỏi để người dân dễ hiểu, chia sẻ nhanh, bảo đảm chính xác, điều tra đúng theo quy định
Nhờ được tập huấn nên Điều tra viên H'De có cách hỏi để người dân dễ hiểu, chia sẻ nhanh, bảo đảm chính xác, điều tra đúng theo quy định

Với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà”, hằng ngày Điều tra viên H’De nhanh chóng bố trí thời gian, sắp xếp đến các hộ gia đình trên địa bàn để thu thập thông tin. Ngoài ra, trang Website quản lý giám sát hoạt động tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các Giám sát viên kiểm tra, giám sát đầy đủ quy trình thu thập và chất lượng dữ liệu.

Theo H’De, quá trình thu thập thông tin đã khiến Điều tra viên gặp nhiều khó khăn do một số người không nhớ chính xác thông tin, phải mất thời gian tìm hiểu các giấy tờ để cung cấp thông tin; việc tiếp cận các hộ dân gặp khó khăn, do nhiều hộ DTTS sống ở vùng sâu, vùng xa nên khi đi làm ở nương rẫy thường mất cả ngày... Thêm vào đó, thời gian thu thập thông tin lại trùng vào mùa mưa nên tiến độ điều tra, thu thập thông tin phần nào cũng bị ảnh hưởng.

Tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi, bà con đi làm thì H’De phải đi từ sáng sớm hoặc buổi chiều tối mới gặp được họ. Đến khi gặp được người dân, nhiều hộ còn chần chừ, ngần ngại trong giao tiếp. Mặc dù là dân tộc Gia Rai, hiểu được ngôn ngữ của đồng bào nơi đây, nhưng do cuộc điều tra lần này có lượng thông tin rộng nên để thu thập được thông tin một cách trung thực chính xác nên H’De luôn chủ động phối kết hợp với già làng, trưởng thôn, Người có uy tín. Từ đó, hỗ trợ, phân tích, thuyết phục để người dân tích cực phối hợp, ủng hộ để cung cấp thông tin cho mình. Đây là những người nắm chắc nhất tình hình của từng hộ. Vì vậy, khi tiếp cận được thì người dân đều nhiệt tình hợp tác cung cấp thông tin trung thực.

Bà Rơ Lan Hop (làng Tung, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ), cho biết: “Qua tuyên truyền, giải thích, biết được mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra nên tôi sẵn sàng cung cấp mọi thông tin theo yêu cầu của Điều tra viên”.

Đối với những hộ không nhớ hết những thông tin cá nhân như ngày tháng năm sinh, H’De nhẹ nhàng giải thích cặn kẽ, khơi gợi mốc thời gian cụ thể gắn liền với thời điểm họ nhớ gần nhất để có thông tin chính xác.

Điều tra viên H’De phối hợp với già làng, trưởng thôn để được hỗ trợ, thuyết phục người dân tích cực phối hợp, ủng hộ để cung cấp thông tin
Điều tra viên H’De phối hợp với già làng, trưởng thôn để được hỗ trợ, thuyết phục người dân tích cực phối hợp, ủng hộ để cung cấp thông tin

Ông Rơ Châm Djông (làng Tung, xã Ia Nan) kể: “Mình không thể nhớ được ngày tháng năm sinh cụ thể thế nào, thế mà H’De nó gợi lại được trí nhớ của mình. Đó là vào mùa mưa của làng, khi mẹ mình không lên rẫy, ở nhà cùng với anh chị ghi lại năm sinh, thế là mình nhớ ra, nhờ anh chị em ghi lại cho H’De chính xác thông tin của mình”.

Ông Siu Uôi, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Nan nhận định: Xác định đây là một cuộc điều tra quan trọng, lần đầu tiên được thực hiện đối với vùng đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Gia Rai trong xã nói riêng, nên ngoài việc cử cán bộ đoàn thanh niên tham gia làm Điều tra viên, xã còn cử thêm thôn trưởng cùng tham gia thực hiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về thời gian và công việc để Điều tra viên hoàn thành nhiệm vụ.

"Điều tra viên Rơ Mah H’De rất tích cực, nhanh nhẹn, sẵn sàng vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Bà con ở đây ai cũng quý mến và sẵn sàng cung cấp thông tin chính xác cho Điều tra viên. Nhờ vậy, xã Ia Nan đã hoàn thành sớm điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 với 90 hộ, 90 phiếu điều tra mẫu", ông Siu Uôi, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Nan cho hay.

Tin cùng chuyên mục
Những “phiên dịch” tận tâm trong cuộc điều tra 53 dân tộc thiểu số ở buôn làng Tây Nguyên

Những “phiên dịch” tận tâm trong cuộc điều tra 53 dân tộc thiểu số ở buôn làng Tây Nguyên

Đồng hành cùng đội ngũ điều tra viên, Người có uy tín, trưởng thôn, buôn có nhiều đóng góp trong quá trình thực hiện cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số (cuộc Điều tra 53 DTTS), năm 2024. Họ đã cùng cán bộ điều tra đến từng nhà dân, làm “phiên dịch” giúp điều tra viên và người dân hiểu nhau để có kết quả điều tra chính xác nhất.