Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đổ xô trồng sầu riêng ở Tây Nguyên: Coi chừng lợi bất cập hại

PV - 10:17, 29/05/2018

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay trên địa bàn tỉnh, sầu riêng giống có giá trung bình từ 120-160.000 đồng/cây tùy theo từng loại giống.

Nếu như năm trước giá chỉ khoảng 60-70 ngàn đồng/cây giống thì năm nay đã tăng gấp hơn 2 lần (tăng khoảng 80-90.000 đồng/cây).

Giống sầu riêng ở Tây Nguyên tăng giá kỷ lục trong năm nay. Giống sầu riêng ở Tây Nguyên tăng giá kỷ lục trong năm nay.

 

Tìm hiểu nguyên nhân được biết, những năm gần đây do giá sầu riêng tăng mạnh nên bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đầu tư vào trồng nhiều. So với cây cà phê, hồ tiêu, cao su, bơ… thì cây sầu riêng đang dần trở thành cây chủ lực kinh tế tại khu vực, bởi nó đang mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Đây có lẽ là nguyên nhân chính khiến bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang đổ xô vào trồng loại cây này cho kịp mùa mưa.

Có mặt tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống tại đường Nguyễn Lương Bằng, đường Phạm Văn Đồng… TP. Buôn Ma Thuột chúng tôi chứng kiến cảnh người mua kẻ bán giống sầu riêng nơi đây tấp nập đến thế nào. Có người còn thuê cả xe tải chở hàng ngàn cây giống sầu riêng về nhà trồng.

Anh Lê Văn Thắng, chủ cơ sở cây giống ở đường Phạm Văn Đồng cho biết: “Giá các loại cây giống sầu riêng năm nay chúng tôi nhập về tăng cao hơn mọi năm. Giá bán tại cơ sở chúng tôi loại hạt lép như Ri 6, Mỏn Thon... ở cây ghép có lá tốt nhất khoảng 160 ngàn đồng/cây, loại mới ghép sống giá khoảng 120 ngàn đồng/cây. Nguyên nhân có thể do năm nay người dân tại nhiều địa phương ồ ạt mua, ngoài ra, nghe nói năm nay cây giống sầu riêng ở nước ta cũng được xuất khẩu sang nhiều nước Lào, Campuchia... nên cây giống sầu riêng giá tăng mạnh”.

Hiện nay, ở Tây Nguyên cây sầu riêng được đánh giá là một trong những loại cây trồng cho thu nhập kinh tế cao, nên diện tích loại cây này tăng lên đáng kể. Hiện tỉnh Đăk Lăk có khoảng gần 3.000ha sầu riêng, tập trung chủ yếu tại các huyện Krông Păc, TP. Buôn Ma Thuột, Cư M’gar, Ea Kar, Krông Buk, Cư Kuin… Tại tỉnh Đăk Nông, diện tích sầu riêng có khoảng hơn 1.000ha, trong đó, sầu riêng trồng tại Đăk Mil có diện tích và năng suất vượt trội so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh bởi thơm ngon, cơm vàng, hạt lép. Riêng tỉnh Lâm Đồng cũng có hàng ngàn ha sầu riêng, trong đó huyện Đạ Huoai được coi là huyện nhiều cây sầu riêng của tỉnh.

Tuy nhiên khi diện tích sầu riêng ở Tây Nguyên tăng đột biến thì nhiều khả năng chỉ vài năm nữa khi diện tích này cho quả thì nguy cơ mất giá sẽ hiện hữu, bởi lúc đó “cung” sẽ gấp bội phần “cầu”. Ngoài ra, cây sầu riêng là loại cây khó tính, dễ sâu bệnh, đòi hỏi người trồng phải nắm vững kỹ thuật và đầu tư nhiều vào khâu chăm sóc, phòng bệnh. Nếu người dân chưa hiểu rõ về nó mà ồ ạt trồng nhiều dễ dẫn đến thiệt hại khi đầu tư. Do vậy người dân cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đổ xô vào trồng loại cây này.

Khi diện tích sầu riêng ở Tây Nguyên tăng đột biết thì nhiều khả năng chỉ vài năm nữa khi diện tích này cho quả thì nguy cơ mất giá sẽ hiện hữu, bởi lúc đó “cung” sẽ gấp bội phần “cầu”. Do vậy người dân cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đổ xô vào trồng loại cây này.

BÁ THĂNG

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.