Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Độc đáo “chợ nông sản” vùng cao

PV - 08:45, 12/06/2018

Khoảng 4 năm trở lại đây, Ban Quản lý Khu thương mại Lao Bảo đã bố trí cho bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) một khu vực để buôn bán theo nguyện vọng. Nhờ đó, bà con rất vui mừng vì có nơi mua bán, trao đổi nông sản do mình làm ra để có điều kiện cải thiện cuộc sống.

Khu chợ với diện tích khiêm tốn chỉ khoảng hơn 100m2 dành cho bà con đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô tại địa phương làm nơi mua bán hàng hóa, nông sản bản địa. Chợ họp mỗi ngày, bắt đầu đông nhất là lúc mờ sáng và lúc chiều tà.

Bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Kô bán nông sản tại khu chợ dành riêng cho mình tại Khu thương mại Lao Bảo. Bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Kô bán nông sản tại khu chợ dành riêng cho mình tại Khu thương mại Lao Bảo.

 

Tại khu chợ này, bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Kô bày bán hầu như đầy đủ các loại hàng hóa do chính bà con làm ra. Đó là các loại nông sản như: Gà, lợn bản, hoa chuối rừng, chuối buồng, nếp than, trái cây, gừng, nghệ, ớt… Tất cả những thứ nông sản này được thu hoạch từ nương rẫy của bà con Vân Kiều, Pa Kô ở các bản làng ở thị trấn Lao Bảo. Khí hậu, đất đai đặc trưng nơi miền sơn cước cùng với sự kiên trì nhẫn nại, bám đất bám rẫy của bà con DTTS đã làm nên những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, mang đậm vị ngon vốn có của sản phẩm núi rừng.

Bà Hồ Thị Biết, khóm Khe Đá, thị trấn Lao Bảo vui vẻ cho biết: Trước đây khi chưa có chợ, bà con dân bản mình chỉ biết ngồi ngoài đường để bán nông sản. Vừa bụi bặm, khó bán hàng mà còn nguy hiểm nữa. Từ ngày có chợ này mình và bà con rất vui sướng. Mọi người trong bản thu hoạch các nông sản tự trồng được hoặc hái các loại rau rừng mang về đây bán để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.

Ông Nguyễn Hữu Thể, Giám đốc Ban Quản lý Khu thương mại Lao Bảo cho biết: “Trước thực trạng bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Kô buôn bán dọc các lề đường, vỉa hè gây mất an toàn giao thông, trật tự đô thị, chúng tôi đã kiến nghị với huyện và được huyện cho phép mở một khoảng sân trong khu thương mại để bà con buôn bán. Việc này đã khiến việc quản lý của chúng tôi đỡ vất vả, hơn hết là bà con có nơi buôn bán thuận tiện, có thêm nguồn thu nhập”.

ĐỨC VIỆT

Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.