Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Độc đáo “Lễ ăn trâu mừng lúa mới” của người Cơ Tu

Vũ Mừng – Tào Đạt - 08:45, 27/11/2023

Trình diễn nguyên vẹn những nét văn hoá đặc sắc trong “Lễ ăn trâu mừng lúa mới”, đồng bào dân tộc Cơ Tu (thành phố Đà Nẵng) đã thắp sáng không gian văn hoá của dân tộc mình tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2023.

(Bài thời sự) Độc đáo “Lễ ăn trâu mừng lúa mới” của người Cơ Tu

Cộng đồng người Cơ Tu ở Đà Nẵng hiện nay có khoảng 1.500 người, sống tại ba thôn: Tà Lang, Giàn Bí của xã Hoà Bắc và Phú Túc của xã Hoà Phú. Người Cơ Tu Đà Nẵng là nhóm Cơ Tu vùng thấp nên được gọi là Cơ Tu nal. Khu vực sinh sống người Cơ tu ở xã Hoà Bắc nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi chúa và Vườn Quốc gia Bạch Mã; vùng người Cơ tu ở xã Hoà Phú sinh sống nằm về phía Nam của ngọn núi Bà Nà. Địa vực cư trú của đồng bào là những dải đất hẹp ven các con suối được hình thành từ những dãy núi cao.

Trên mảnh đất Đà Nẵng, đồng bào Cơ Tu đã không ngừng sáng tạo, bảo tồn và phát triển những nét văn hóa độc đáo trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng của dân tộc mình. Người Cơ tu Đà Nẵng hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc thể hiện trong tất cả các mặt đời sống xã hội như luật tục, tổ chức cộng đồng, hôn nhân - gia đình, nhà ở, đời sống văn nghệ, ẩm thực...

Lễ hội Mừng lúa mới là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Cơ Tu, nhằm thể hiện sự biết ơn đối với các thần linh đã che chở mang lại cuộc sống ổn định, bản làng được mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi
Lễ hội Mừng lúa mới là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Cơ Tu, nhằm thể hiện sự biết ơn đối với các thần linh đã che chở mang lại cuộc sống ổn định, bản làng được mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi
Lễ hội Mừng lúa mới trong tiếng Cơ Tu là “Cha Ha Ro Tơ Me”. Đây là một trong những lễ hội truyền thống, là nét sinh hoạt văn hóa của mọi người trong làng giao lưu, gặp gỡ với nhau, không khí trong làng vì thế luôn rộn ràng náo nức
Lễ hội Mừng lúa mới trong tiếng Cơ Tu là “Cha Ha Ro Tơ Me”. Đây là một trong những lễ hội truyền thống, là nét sinh hoạt văn hóa của mọi người trong làng giao lưu, gặp gỡ với nhau, không khí trong làng vì thế luôn rộn ràng náo nức
Để chuẩn bị cho lễ hội mừng lúa mới, các cô gái Cơ Tu cùng nhau đi gùi củi, lấy nước, cắt lá dong... Bằng sự tỉ mỉ, khéo léo, những khối củi thật khô được chọn chẻ nhỏ và xếp vào gùi. Những dòng nước sạch được đựng vào ống tre. Những chiếc lá dong dày đẹp được hái mang về bản làng. Tận dụng lợi thế thiên nhiên núi rừng, các chàng trai Cơ Tu khỏe mạnh cầm cung, nỏ, lao... đi bắt cá, bắt cua, kiếm mật ong… để làm lễ vật cho mâm cúng lễ thêm đầy đủ, trang trọng
Để chuẩn bị cho lễ hội mừng lúa mới, các cô gái Cơ Tu cùng nhau đi gùi củi, lấy nước, cắt lá dong... Bằng sự tỉ mỉ, khéo léo, những khối củi thật khô được chọn chẻ nhỏ và xếp vào gùi. Những dòng nước sạch được đựng vào ống tre. Những chiếc lá dong dày đẹp được hái mang về bản làng. Tận dụng lợi thế thiên nhiên núi rừng, các chàng trai Cơ Tu khỏe mạnh cầm cung, nỏ, lao... đi bắt cá, bắt cua, kiếm mật ong… để làm lễ vật cho mâm cúng lễ thêm đầy đủ, trang trọng
Trong phần lễ, đặc biệt nhất là nghi lễ đâm trâu. Đây là lễ hội độc đáo mà người dân tộc Cơ Tu còn giữ đến bây giờ và thường được tổ chức vào những ngày trọng đại như: Mừng lúa mới, mừng nhà Grươl mới hay đám cưới... Con trâu là vật nuôi gần gũi với đời sống thường ngày và cũng là loài vật quan trọng, bởi đó chính là vật tế Zàng trong những ngày trọng đại. Trâu là biểu hiện quyền lực của làng bản
Trong phần lễ, đặc biệt nhất là nghi lễ đâm trâu. Đây là lễ hội độc đáo mà người dân tộc Cơ Tu còn giữ đến bây giờ và thường được tổ chức vào những ngày trọng đại như: Mừng lúa mới, mừng nhà Grươl mới hay đám cưới... Con trâu là vật nuôi gần gũi với đời sống thường ngày và cũng là loài vật quan trọng, bởi đó chính là vật tế Zàng trong những ngày trọng đại. Trâu là biểu hiện quyền lực của làng bản
(Bài thời sự) Độc đáo “Lễ ăn trâu mừng lúa mới” của người Cơ Tu 5
Sau khi mâm cúng đã được chuẩn bị, là lúc các già làng, người lớn tuổi, có uy tín trong bản thực hiện nghi lễ cúng bái. Theo nghi lễ truyền thống, để khấn vái và mời các thần linh, thần lúa, thần trời, thần sông suối, thần cây cối về dự lễ để tạ ơn trong một năm được mưa thuận gió hòa. Lễ mừng lúa mới là một nghi lễ quan trọng nên tất cả các dân làng phải chuẩn bị thật chu đáo và trang trọng
Sau khi mâm cúng đã được chuẩn bị, là lúc các già làng, người lớn tuổi, có uy tín trong bản thực hiện nghi lễ cúng bái. Theo nghi lễ truyền thống, để khấn vái và mời các thần linh, thần lúa, thần trời, thần sông suối, thần cây cối về dự lễ để tạ ơn trong một năm được mưa thuận gió hòa. Lễ mừng lúa mới là một nghi lễ quan trọng nên tất cả các dân làng phải chuẩn bị thật chu đáo và trang trọng
(Bài thời sự) Độc đáo “Lễ ăn trâu mừng lúa mới” của người Cơ Tu 7
Đồng bào Cơ Tu sau khi thực hiện các nghi lễ tâm linh sẽ cùng nhau nhảy các điệu múa truyền thống theo tiếng cồng chiêng. Các chàng trai, cô gái Cơ Tu với những điệu múa khỏe khoắn càng làm tô đậm thêm rực rỡ và đầy tính truyền thống của lễ hội mừng lúa mới
Đồng bào Cơ Tu sau khi thực hiện các nghi lễ tâm linh sẽ cùng nhau nhảy các điệu múa truyền thống theo tiếng cồng chiêng. Các chàng trai, cô gái Cơ Tu với những điệu múa khỏe khoắn càng làm tô đậm thêm rực rỡ và đầy tính truyền thống của lễ hội mừng lúa mới
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của quá trình hội nhập và giao lưu, tiếp xúc diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng nên văn hóa của người Cơ Tu Đà Nẵng đã có những biến đổi khá rõ nét. Để giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, cộng đồng người Cơ Tu Đà Nẵng đã cùng với chính quyền không ngừng nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển văn hóa thông qua các hoạt động phục dựng lễ hội, liên hoan văn hóa – thể thao và mở rộng giao lưu học hỏi để làm giàu vốn văn hóa của mình. Thông qua các hoạt động này, bản sắc của đồng bào được bảo tồn và phát triển. Từ đó, người Cơ tu Đà Nẵng được biết đến với tư cách là một cộng đồng góp phần làm đa dạng văn hóa của Đà Nẵng
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của quá trình hội nhập và giao lưu, tiếp xúc diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng nên văn hóa của người Cơ Tu Đà Nẵng đã có những biến đổi khá rõ nét. Để giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, cộng đồng người Cơ Tu Đà Nẵng đã cùng với chính quyền không ngừng nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển văn hóa thông qua các hoạt động phục dựng lễ hội, liên hoan văn hóa – thể thao và mở rộng giao lưu học hỏi để làm giàu vốn văn hóa của mình. Thông qua các hoạt động này, bản sắc của đồng bào được bảo tồn và phát triển. Từ đó, người Cơ tu Đà Nẵng được biết đến với tư cách là một cộng đồng góp phần làm đa dạng văn hóa của Đà Nẵng


Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).