Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Độc đáo nghề làm hương trầm truyền thống ở Huế

PV - 16:22, 03/04/2018

Nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa, cách trung tâm TP. Huế chừng 7km về phía Tây Nam, làng Thủy Xuân từ lâu đã được biết đến với nghề làm hương trầm truyền thống. Cũng chính vì thế mà người ta còn quen gọi làng với cái tên làng hương Thủy Xuân.

baodantoc_tram_huong

Qua nhiều năm hình thành và phát triển, hương trầm Thủy Xuân đã đi sâu vào trong tiềm thức của người dân nơi đây và trở thành một nét đẹp văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô.

Xuất phát từ nét đẹp mang tính truyền thống của người dân xứ Huế coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và xem đây là một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu, thế nên những nén hương được làm tại đây luôn mang một sắc thái rất khác biệt mà không nơi đâu có được. Được sản xuất hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, hương trầm có nhiều màu sắc khác nhau, khi đốt lên có mùi hương nhè nhẹ. Những bó hương được làm ra, dưới sự sắp xếp khéo léo của các người thợ bỗng trở thành những bông hoa nhiều màu sắc.

Theo những cao niên trong làng kể lại, làng Hương Thủy Xuân đã có cách đây chừng nửa thế kỷ. Dần dần các nhà nối tiếp nhau làm hương và trở thành một nghề truyền thống. Để có thể làm ra một nén hương đúng theo phong cách của làng, phần lõi hương được làm từ thân tre và phải được phơi qua nắng. Nguyên liệu làm hương cũng phải được tuyển chọn kĩ càng gồm các thành phần như: Bột quế, bột trầm, mùn cưa và bột keo; sau đó được trộn đều với nước theo một tỷ lệ nhất định để nén hương có thể đạt chất lượng tốt nhất.

Chị Hồng Lan, chủ một cơ sở sản xuất hương trầm cho biết, nghề làm hương của gia đình chị đã có từ lâu đời và được truyền lại từ những thế hệ trước. Hiện tại, cơ sở sản xuất của chị có khoảng trên dưới 10 lao động. Các sản phẩm sau khi thành phẩm sẽ được tiêu thụ trên toàn quốc và xuất khẩu sang một số nước như: Mỹ, Canada…

Nhân công làm hương trầm ở làng Hương Thủy Xuân chủ yếu là phụ nữ, bởi cái nghề tuy đã có từ lâu đời nhưng cho thu nhập lại chẳng đáng là bao. Do vậy, đàn ông, thanh niên trong làng phải đi kiếm việc khác. Số còn lại là những người yêu nghề, nhưng cũng phải kết hợp làm các sản phẩm du lịch khác và bán các mặt hàng lưu niệm mới có thể duy trì cuộc sống và giữ lại nghề của cha ông.

BTK

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.