Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đôi bạn người dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh cùng đạt điểm 10 ước mơ trở thành sỹ quan quân đội

PV - 15:24, 02/08/2021

Với kết quả thi đáng tự hào, Vi Đức Mạnh (28,5 điểm) và Lê Ngọc Tính (27,5 điểm) - đôi bạn cùng lớp 12, Trường THCS - THPT dân tộc nội trú Hà Tĩnh (đóng tại thị trấn Hương Khê) cùng có chung ước mơ vào Trường Sỹ quan Chính trị.

Vi Đức Mạnh (bên trái) và Lê Ngọc Tính là đôi bạn thân học cùng lớp
Vi Đức Mạnh (bên trái) và Lê Ngọc Tính là đôi bạn thân học cùng lớp

Mạnh và Tính vừa là bạn học cùng lớp, vừa là anh em họ hàng và là người dân tộc Lào ở khu tái định cư Hói Trùng, xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang. Kỳ thi THPT 2021 vừa qua, Vi Đức Mạnh có điểm số 3 môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý lần lượt là 9, 9,5 và 10 (tổng điểm khối C00 của Mạnh là 31,25 sau khi cộng điểm ưu tiên).

Sau khi biết kết quả thi, Mạnh vẫn tràn ngập sự tiếc nuối: "Nếu cẩn thận hơn, có thể em đã có thêm điểm 10 môn Lịch sử nữa. 2 câu sai của em không phải là câu khó, em đã học nhiều lần và ghi rõ kết quả lên tờ giấy nháp nhưng do chủ quan, không cẩn thận nên em đánh nhầm vào bài thi”.

Ở trường, cả Mạnh và Tính là những học sinh năng động, chịu khó học tập
Ở trường, cả Mạnh và Tính là những học sinh năng động, chịu khó học tập

Chia sẻ về điểm 10 Địa lý, với Mạnh, đây là môn em dành ít thời gian để ôn luyện nhất. Do đây không phải là môn quá khó vì chỉ cần đọc kỹ, nhớ kiến thức trong sách giáo khoa và liên hệ thực tiễn tốt là đã có thể “ăn điểm”.

Mạnh cho rằng, khi làm bài thi môn Địa lý phải tìm và hiểu rõ các từ khóa trong câu hỏi (các từ khóa như: Đặc điểm, vai trò, ý nghĩa…). Câu hỏi có thể na ná nhau, nhưng từ khóa khác nhau sẽ cho đáp án khác, nên các bạn thường dễ bị nhầm lẫn.

Trong khi đó, Lịch sử là môn học được nhiều bạn đánh giá là khó và khô. Tuy nhiên, đây lại là môn học mà Lê Ngọc Tính đạt điểm tuyệt đối. Với điểm 2 môn Ngữ Văn và Địa lý là 8 và 9,5, tổng điểm khối C00 của Tính sau khi cộng điểm ưu tiên là 30,25.

Do điều kiện khó khăn, ngoài giờ lên lớp, các em không đi học thêm mà chủ yếu tự ôn luyện
Do điều kiện khó khăn, ngoài giờ lên lớp, các em không đi học thêm mà chủ yếu tự ôn luyện

Bí quyết của Tính đối với môn học “khó nhằn” này là niềm đam mê. Tính cho biết, Lịch sử là môn học hứng thú nhất và em cũng dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về lịch sử của đất nước và thế giới. Ngoài đọc kiến thức trong sách giáo khoa, em còn lên mạng để tìm kiếm các video, phim tài liệu về lịch sử. Việc này sẽ giúp em ghi nhớ các sự kiện dễ và sâu hơn.

Là bạn thân, nhà gần nhau nên Mạnh và Tính có chung 1 phương pháp học tập. Thời gian qua, do tình hình dịch Covid-19 nên 2 em phải chung nhau một chiếc điện thoại thông minh để ôn luyện trực tuyến qua mạng internet. Phát huy cách học này, Mạnh và Tính tham gia các nhóm ôn luyện online, tìm các bộ đề thi và tự làm bài, tự chấm bài. Với những câu hỏi đã biết thì các em xem nhanh, còn những câu hỏi làm sai thì đọc lại tài liệu để nhớ.

Mạnh và Tính phải dùng chung một chiếc điện thoại để học trực tuyến
Mạnh và Tính phải dùng chung một chiếc điện thoại để học trực tuyến

“Do không có tiền nên em phải vào những trang web miễn phí, trong khi nhiều trang không uy tín, có nhiều đáp án không chính xác dẫn đến việc học tập bị ảnh hưởng. Để hạn chế sai sót, sau khi giải đề, em còn vào đọc kỹ bình luận của các bạn khác, đồng thời nêu chính kiến của mình để cùng phân tích, giúp các kiến thức đọng lại sâu và chính xác hơn”, em Lê Ngọc Tính chia sẻ.

Cả gia đình Mạnh và Tính đều khó khăn, cha mẹ là nông dân. Ngay sau khi kết thúc kỳ thi, 2 em trở về nhà chờ kết quả và phụ giúp việc gia đình. Hằng ngày, 2 em lại cùng nhau vào rừng thu lâm sản phụ (cây sắn sục) để bán kiếm thêm tiền.

 Với nhiều câu hỏi khó, 2 em “cãi nhau” bất phân thắng bại thì phải nhờ đến “trọng tài” là cô giáo
Với nhiều câu hỏi khó, 2 em “cãi nhau” bất phân thắng bại thì phải nhờ đến “trọng tài” là cô giáo

Sau khi biết kết quả thi, cả Mạnh và Tính đều có nguyện vọng theo học tại Trường Sỹ quan Chính trị. Ngoài mong muốn được rèn luyện, học tập trong môi trường quân ngũ, lựa chọn này cũng giúp các em giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Nhận xét về 2 cậu học trò của mình, cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Lê Na không khỏi tự hào: "Mạnh và Tính là đôi bạn cùng tiến. Trên lớp, 2 em vừa ganh đua vừa hỗ trợ nhau trong học tập nên tiến bộ rất nhanh. Trong các kỳ thi thử do nhà trường tổ chức, 2 em đều đạt kết quả rất cao"./.

Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.