Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đôi bờ sông Bến Hải

PV - 10:23, 03/05/2018

Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải đã đi vào lịch sử của dân tộc. Xúc động, bồi hồi là cảm giác khi trở lại chiến tuyến khói lửa này.

Bốn mươi sáu năm trôi qua, ngày 1/5/1972 luôn ở trong ký ức của bao thế hệ, ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị. Trầm tích, đất và người vẫn còn đó với bao câu chuyện làm lay động lòng người

Cụ ông Nguyễn Trung (85 tuổi) ở Hàng Bài, Hà Nội, dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn cố gắng cùng con cháu vào thăm lại di tích cầu Hiền Lương-sông Bến Hải trong những ngày tháng Tư này. Đây là lần đầu tiên cụ đến với di tích đặc biệt này nên rất mừng vui. Cụ nhớ lại ngày ấy, miền Bắc phát hành bộ tem với hình tượng chính là cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải. Trên nền chiếc cầu có hình ảnh con chim bồ câu mang thông điệp hòa bình bay giữa bầu trời với bốn chữ “Nối liền Nam Bắc”. Ở đầu cầu Hiền Lương phía bờ Bắc, hai dòng chữ in rõ trên cổng chào “Nam Bắc là một nhà-Bắc Nam là ruột thịt”.

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải hôm nay. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải hôm nay.

 

Quân và dân miền Bắc lúc ấy tất cả vì miền Nam thân yêu, ruột thịt mà chiến đấu, lao động sản xuất hăng say trên mọi mặt trận để góp sức cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc sớm kết thúc thắng lợi như mong ước của hàng triệu người Việt Nam. Gia đình cụ chỉ có một người con trai nhưng anh cũng xung phong đi bộ đội vào chiến trường Quảng Trị và mãi mãi nằm lại đất này.

Cụ Trung cho biết cụ đã thăm quan nhiều di tích lịch sử cách mạng nhưng chưa có nơi nào để lại trong cụ nhiều cảm xúc như khi đến với cầu Hiền Lương- sông Bến Hải.

Còn chị Olivia R Fernandes, một du khách đến từ Canada chia sẻ đây là lần thứ hai chị đến di tích cầu Hiền Lương nhưng vẫn nguyên vẹn cảm xúc hồi hộp và trân quý dân tộc Việt Nam như lần đầu. Qua đọc sách báo chị rất cảm phục cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Chị đã chụp rất nhiều hình ảnh lưu niệm tại cầu Hiền Lương, sông Bến Hải để mang về nước khoe với bạn bè và giới thiệu cho họ điểm đến không thể nào bỏ qua khi sang Việt Nam du lịch. Vì theo chị đây là chiếc cầu độc đáo, nổi tiếng nhất thế giới về mặt lịch sử và nhân văn. Chị Olivia R Fernandes mong muốn tỉnh Quảng Trị sớm đầu tư xây dựng nơi đây thành một công viên hòa bình, tạo thành một điểm đến cho nhiều du khách quốc tế. Vì không phải dân tộc nào câu chuyện về hòa bình cũng mang đầy khát vọng lớn lao như người dân Quảng Trị.

Hòa vào từng dòng người ở di tích cầu Hiền Lương tôi gặp hai mẹ con chị Nguyễn Thị Nga ở TP. Quảng Ngãi. Con gái chị đang học lớp 11 và cháu học rất giỏi nên gia đình thưởng cho một chuyến du lịch trong nước. Chị rất bất ngờ khi con gái chọn điểm đến là cầu Hiền Lương-sông Bến Hải ở tỉnh Quảng Trị. Hôm nay, được chứng kiến tận mắt di tích cầu Hiền Lương lịch sử, cháu nhẹ nhàng bước từng bước một trên cầu từ bờ Nam qua bờ Bắc mà trong lòng trào dâng nỗi niềm thành kính. Cháu cho biết sẽ kể lại câu chuyện cảm động về di tích cầu Hiền Lương cho bạn bè mình nghe vào buổi sinh hoạt trên lớp học...

Chị Lê Thị Tố Hoài, Trưởng Ban quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải cho biết những ngày tháng Tư lịch sử rất đông du khách trong và ngoài nước đến thăm di tích này. Những câu chuyện về chọi cờ, chọi màu sơn trên cầu, chọi loa… với phía chính quyền miền Nam cũ của thế hệ cha ông sống lại qua lời kể của cả hướng dẫn viên đã làm cho du khách thêm ngưỡng mộ, kính phục lòng bất khuất, kiên trung của người dân Quảng Trị trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Hôm nay, tôi chầm chậm đi qua cầu Hiền Lương cũng chỉ mất vài ba phút. Vậy mà năm xưa hàng triệu người con đất Việt đã đi trọn tuổi thanh xuân của mình bằng máu và nước mắt để thống nhất được đất nước, giang sơn thu về một mối. Có thấu hiểu được những ngày đất nước chia cắt mới thấy trân quý hòa bình trong từng giây phút. “Sông Bến Hải bên trong bên đục/Trách ai làm cho non nước chia đôi”. Câu hò day dứt ngày ấy đến hôm nay vẫn còn thấm sâu vào máu thịt của từng người...

MINH THỨ - TÚ LINH

Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.