Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đổi mới công tác kinh doanh gắn với bản sắc văn hóa EVNNPC

PV - 13:48, 15/11/2018

Đổi mới doanh nghiệp nói chung và đổi mới văn hóa doanh nghiệp nói riêng là rất khó, bởi trong quá trình đổi mới, chúng ta phải thay đổi nhiều thói quen, nhiều tư tưởng đã tồn tại, cố hữu nên sẽ va vấp phải những rào cản cả về thể chế, chính sách và cả con người. Với tinh thần ONENNPC- một đội ngũ-một mục tiêu-một hành trình, dựa trên sự tôn trọng-đồng thuận-đồng hành-đồng tâm hiệp lực…, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đang quyết tâm “Đổi mới công tác kinh doanh gắn với bản sắc văn hóa EVNNPC”.

Những kết quả đã đạt được

Nhìn lại một năm qua, EVNNPC đã củng cố, hoàn thiện và lan tỏa sâu rộng nhiều nội dung quan trọng. Đó là việc Tổng công ty đã khẳng định khát vọng vươn tầm để trở thành một trong những Tổng công ty tốt nhất trong ngành và hội nhập quốc tế, vươn tầm hàng đầu khu vực bằng chất lượng con người, dịch vụ xuất sắc và khoa học công nghệ cùng một văn hoá mạnh. Hệ giá trị cốt lõi mới này đã và đang được lan toả mạnh mẽ trong các đơn vị thời gian qua. Hệ giá trị này sẽ là kim chỉ nam cho sự phát triển VHDN của EVNNPC.

EVNNPC Cán bộ điện lực hướng dẫn đồng bào DTTS, miền núi sử dụng điện.

Bên cạnh đó, sau một thời gian triển khai thí điểm đổi mới, EVNNPC đã thay đổi cách nghĩ, cách làm với phương châm “đổi mới văn hoá làm nền tảng và động lực thúc đẩy đổi mới kinh doanh”.

Hành trình văn hoá của EVNNPC năm 2018, tập trung vào 2 nội dung là, văn hóa lãnh đạo và văn hóa học tập nhằm tạo ra mũi nhọn đột phá về nhận thức tư tưởng cho đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý chủ chốt tại các đơn vị.

Bước đầu, với hành trình văn hóa của EVNNPC ngày càng tạo dựng thêm lòng tin cho CBCNV khi họ nhận thấy, từ lãnh đạo cao nhất Tổng Công ty đến các giám đốc đang có những phong cách lãnh đạo mới, phù hợp và đúng với những giá trị cốt lõi Tổng Công ty đã chọn.

EVNNPC cũng rất chú trọng lấy ý kiến phản hồi, góp ý của cấp dưới đối với các lãnh đạo đơn vị đã được xây dựng kế hoạch triển khai trong thời gian tới. Mục tiêu của chương trình, là một trong những giải pháp giúp các vị trí lãnh đạo trong hành trình văn hóa EVNNPC hoàn thiện kỹ năng đáp ứng sự hài lòng của cấp dưới.

Mô hình đổi mới kinh doanh với 3 trụ cột và 1 nền tảng; công thức này đã thể hiện được vai trò tư duy hệ thống và logic về một hệ sinh thái quản trị doanh nghiệp đầy đủ, đó là: Con người-quy trình-công nghệ và một nền tảng văn hóa doanh nghiệp mạnh.

Thời gian qua, hàng nghìn CBNV đã được tổ chức học tập “3 thông điệp của Tổng Giám đốc”. EVNNPC cũng đã triển khai tổ chức các chương trình khởi động đổi mới khách hàng là trung tâm và chương trình lan toả văn hoá EVNNPC tại các đơn vị; xây dựng mô hình quản trị văn hóa doanh nghiệp mang tính chuyên nghiệp với 4 tầng: Lãnh đạo văn hoá-quản trị văn hoá- thực thi và duy trì văn hóa, cải tiến và phát triển bản sắc văn hoá của EVNNPC.

Với những nội dung nêu trên, chương trình đã và đang tạo ra những giá trị mới giúp EVNNPC thành công và phát triển bền vững hơn mà vẫn giữ được bản sắc riêng và chứa đựng những giá trị truyền thống tốt đẹp của Tổng Công ty trong gần 50 năm qua.

EVNNPC Kiểm tra đảm bảo lưới điện an toàn.

Đổi mới kinh doanh gắn liền với nâng tầm văn hoá doanh nghiệp

Qua gần một năm thực hiện hành trình văn hoá và chương trình khách hàng là trung tâm, đến nay có hơn 70% lãnh đạo các đơn vị đã và đang xúc tiến triển khai chương trình khách hàng là trung tâm, với trọng tâm hướng đến nâng tầm thái độ, kỹ năng, kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý. Ngoài ra, hơn 200 cán bộ quản lý làm VHDN và hơn 350 cán bộ truyền thông của các đơn vị đã được đào tạo một cách chuyên nghiệp để làm công tác lan toả văn hoá.

Đối với chương trình hành trình văn hoá, phần lớn các đơn vị đều nghiêm túc triển khai, trong đó có hơn 50% đơn vị có sự quan tâm tuyệt đối của Lãnh đạo đơn vị nên tổ chức rất nghiêm túc và chuyên nghiệp, tạo nên những cảm nhận về sự đổi mới, sự thay đổi nhận thức và thái độ rất tích cực cho CBCNV, người lao động, như ở Nghệ An, Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Sơn La, Thái Bình, Hoà Bình, Lai Châu, Hưng Yên.

Đổi mới luôn là một quá trình, là công việc lâu dài, đòi hỏi mỗi chúng ta cần kiên trì và kiên định theo đuổi tinh thần xuất sắc, sẽ làm được điều này khi EVNNPC có được một văn hoá kinh doanh có giá trị và sức mạnh để lãnh đạo CBCNV thực hiện được những mục tiêu lớn. Phương châm này cần được đội ngũ cán bộ quản lý thấm nhuần và biến thành hành động thiết thực hàng ngày của mình trong lời nói và hành động. Đặc biệt, đề cao tinh thần gương mẫu của người đứng đầu các đơn vị, để đội ngũ nhân viên thực sự được tôn trọng và sống làm việc trong một môi trường văn minh, đề cao tri thức và năng lực.

Để xây dựng lòng tin và nhất là trong quá trình đổi mới, với những gì lãnh đạo nói và lãnh đạo làm, là quyết định hiệu quả của xây dựng lòng tin nhưng trước tiên, đề cao sự tôn trọng, lãnh đạo cần tôn trọng nhân viên, tôn trọng cấp dưới và cũng cần phải đảm bảo cấp dưới biết tôn trọng cấp trên, biết tôn trọng bản thân và đặc biệt là tôn trọng khách hàng.

Mỗi CBCNV phải lắng nghe nhiều hơn, phải học cách thành tâm lắng nghe những ý kiến thẳng thắn, chân thành của những nhân viên có tâm huyết và trách nhiệm cao với ngành, với tổ chức. Thực tế cho thấy, ở đâu lãnh đạo thực sự coi trọng giá trị tôn trọng và biết lắng nghe, văn hoá ở đó tốt dần lên và khách hàng ngày càng hài lòng hơn với chúng ta.

KIM NGÂN

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.