Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Đổi thay ở PLoang

PV - 16:13, 03/04/2018

Những năm qua, được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các chương trình, dự án bản PLoang, xã miền núi biên giới Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các mô hình phát triển kinh tế, tạo điều kiện để bà con dân bản định canh, định cư, ổn định cuộc sống.

Bà con Vân Kiều bản PLoang trỉa lạc. Bà con Vân Kiều bản PLoang trỉa lạc.

 

Bản PLoang nằm ở phía Tây xã miền núi biên giới Trường Sơn, cách đường Hồ Chí Minh nhánh Tây Trường Sơn trên 12Km đường rừng. Bản có 25 hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều với 111 nhân khẩu. Trước đây, đời sống của bà con dân bản gặp rất nhiều khó khăn, nguồn lương thực chủ yếu dựa vào rừng. Từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách giao đất, giao rừng đến tận hộ gia đình và sự hỗ trợ của các chương trình, dự án về xây dựng cơ sở vật chất, các mô hình làm kinh tế, bà con đồng bào dân tộc Vân Kiều nói chung và bản PLoang nói riêng đã tạo dựng được một cuộc sống ổn định. Các hộ gia đình trong bản tích cực vươn lên phát triển kinh tế, hạn chế tình trạng chặt phá rừng, góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng đổi mới.

Ông Nguyễn Văn Tráng, Chủ tịch UBMT TQ Việt Nam xã Trường Sơn cho biết: “Đầu năm 2018, UBND xã Trường Sơn đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và trực tiếp giúp đỡ bà con dân bản PLoang khai hoang 2,5ha đất để trồng lạc; hiện nay bà con dân bản đã hoàn thành việc gieo trồng. Cây lạc sinh trưởng, phát triển khá tốt. Cùng với việc chăm sóc, khoanh nuôi, quản lý bảo vệ rừng và trồng rừng kinh tế giờ đây bà con dân bản PLoang đã có đất canh tác với các loại cây trồng chủ yếu là sắn, lạc, ngô vv… giúp bà con cải thiện đời sống”.

Bà Nguyễn Thị Thi, Trưởng bản PLoang, xã Trường Sơn cho biết: “Trước đây, người dân bản PLoang không có đất sản xuất nên cuộc sống vất vả. Từ khi được Nhà nước giao đất, giao rừng, bà con tiến hành khai hoang một số vùng đất bằng phẳng ở thung lũng để trồng màu nhằm cải thiện đời sống. Nguyện vọng của bà con ở đây là trong thời gian tới, Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm, cấp thêm đất sản xuất cho bà con làm ăn để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”.

Đặc biệt, từ đầu năm 2017, bà con đồng bào dân tộc Vân Kiều bản PLoang rất vui mừng vì các cấp, các ngành và các chương trình, dự án quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời, đem đến nguồn ánh sáng cho 100% hộ dân trong bản, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho bà con đồng bào. Ông Nguyễn Văn Dập-Người dân bản PLoang vui mừng nói: “Từ ngày có điện năng lượng mặt trời, đồng bào Vân Kiều bản PLoang vui mừng lắm. Không những có điện thắp sáng phục vụ sinh hoạt của người dân và đặc biệt là giúp con em ở đây học bài vào ban đêm mà có điện dân bản được xem truyền hình, nắm bắt được thông tin thời sự góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, ngoài sự đầu tư hỗ trợ của các chương trình, dự án, phải nói đến sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của bà con dân bản đã khắc phục khó khăn, phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, trong lao động sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

HÀ NGỌC KHANG

Tin cùng chuyên mục
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền vận động (Bài cuối)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền vận động (Bài cuối)

Để bà con tin tưởng, Người có uy tín không chỉ gương mẫu, đi đầu, mà còn luôn cập nhật thông tin mới bằng mọi cách, nhất là những vấn đề về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan sát sườn đến cuộc sống dân sinh để giải thích thỏa đáng, hướng dẫn cụ thể cho bà con chấp hành, thực hiện. Từ đó, giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng buôn làng giàu mạnh, xứng đáng là với niềm tin của chính quyền cơ sở, “điểm tựa” của bà con nơi buôn làng.