Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đổi thay trên vùng cao Trà Nam

PV - 14:58, 06/06/2018

Trước đây chừng 5 năm, nhắc đến thôn 5 của xã Trà Nam, huyện Nam Trà My (Quảng Nam), ai cũng ái ngại bởi sự xa xôi, cách trở.

Từ trung tâm xã muốn lên thôn phải đi bộ đúng một ngày đường, leo núi dựng đứng, vượt qua sông Tranh đầy ghềnh thác mới tới nơi. Nhưng bây giờ trở lại vùng đất này, mọi sự đã đổi thay.

Theo anh Nguyễn Văn Lưỡng, Trưởng thôn 5 cho biết: Toàn thôn có 284 hộ dân với 1.192 nhân khẩu. Từ ngày con đường Quốc lộ 40 B (Nam Quảng Nam) mở ra bà con trong thôn chúng tôi đã không còn phải chịu cảnh đi lại khó khăn nữa, người dân trong thôn đã đầu tư mua xe máy để vận chuyển hàng hóa ra ngoài huyện để bán. Ngoài ra cũng có nhiều người ở ngoài huyện còn vào tận thôn để thu mua các sản phẩm do người dân làm ra như gà, heo, chuối,… giúp bà con có thêm nguồn thu nhập. Chuyện đói cơm đứt bữa vào mùa giáp hạt hiếm khi xảy ra.

 Bà con Xơ-đăng thôn 5, huyện vùng cao Nam Trà My đã được dùng nước sạch đầu tư từ Chương trình 134 . Bà con Xơ-đăng thôn 5, huyện vùng cao Nam Trà My đã được dùng nước sạch đầu tư từ Chương trình 134 .

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thôn 5 là một trong những thôn khá giả nhất xã Trà Nam, ở đây không hề có chuyện thiếu đói giáp hạt. Nổi trội nhất phải kể đến nóc Tống Đế. Bà con nóc này, làm nhiều ruộng lúa nước, trồng sắn và chăn nuôi heo, gà rất nhiều nên nguồn lương thực, thực phẩm tại chỗ luôn được chủ động. Từ ngày tuyến đường Nam Quảng Nam mở ra, nhiều hộ ở Tống Đế còn dùng xe máy vận chuyển lương thực, gia súc, gia cầm qua huyện Tu Mơ Rông của tỉnh Kon Tum để buôn bán, trao đổi. Cùng với đó vừa qua huyện cũng đã phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, trong đó lấy vùng đất thôn 5 làm nơi phát triển. Tới đây, cây sâm giống sẽ được cấp tận tay từng hộ gia đình ở đây để bà con trồng. Như vậy không bao lâu nữa, cuộc sống của người dân ở thôn 5, xã Trà Nam sẽ đổi thay hơn nữa.

Trưởng thôn Nguyễn Văn Lưỡng cho biết thêm: Từ nhiều năm qua, thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, bà con trong thôn cùng nhau đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. Việc bình xét gia đình văn hoá trong thôn được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đảm bảo các tiêu chuẩn đề ra như: không có con bỏ học, không sinh con thứ 3, giữ gìn vệ sinh môi trường, kinh tế gia đình phát triển. Do đó, hằng năm tỷ lệ gia đình văn hoá trong thôn luôn đạt 50-60%. Tình làng nghĩa xóm bền chặt và thôn 5 là điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới của xã Trà Nam.

Bên cạnh đó, nhận thức được tác hại của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nên trong các buổi sinh hoạt, hội họp ban điều hành cùng các đoàn thể thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân trong thôn xóa bỏ. Hương ước, quy ước xây dựng thôn văn hóa cũng nêu rõ nên đến nay mọi gia đình đều nghiêm túc chấp hành. Hiện các hủ tục thách cưới, tiệc tùng lãng phí đã giảm hẳn; không còn tục chôn tài sản, vật dụng theo người chết; ốm đau, bệnh tật người dân đều ra Trạm Y tế xã khám, điều trị; không còn tình trạng mê tín dị đoan.

Những đổi thay trong đời sống người dân thôn 5 có được phải kể đến sự đầu tư hiệu quả từ các chính sách dân tộc của Nhà nước. Theo đó, điện và nước sạch được đầu tư từ Chương trình 134, Chương trình 135 cũng đã đến được với bà con Xơ-đăng nơi đây. Đây cũng là thôn duy nhất có phân hiệu trường cấp 2 nên đã tạo thuận lợi rất nhiều cho việc học hành của con em. Hiện nay ngôi trường cấp 2 tại phân hiệu thôn 5 đã được TP. Đà Nẵng hỗ trợ xây dựng kiên cố. Giữa núi rừng xanh thẳm, ngôi trường 2 tầng mọc lên trông thật khang trang. Cạnh đó, nhà nội trú học sinh, nhà công vụ giáo viên cũng được quy hoạch xây dựng trong một khuôn viên thoáng đãng, tạo cảnh quan môi trường sư phạm bề thế. Hầu hết con em trong độ tuổi ở thôn 5 đều đến trường, đến lớp đầy đủ…

Chiều xuống dần, không khí khô nóng ban ngày đã nhường chỗ cho những cơn gió mát mang hơi núi lành lạnh bao phủ khắp cả một vùng non cao rộng lớn. Rời thôn 5, chúng tôi tin rằng, tương lai không xa, nơi đây cái đói, cái nghèo sẽ sớm lùi xa...

Những đổi thay trong đời sống người dân thôn 5 có được phải kể đến sự đầu tư hiệu quả từ các chính sách dân tộc của Nhà nước. Theo đó, điện và nước sạch được đầu tư từ Chương trình 134, Chương trình 135 cũng đã đến được với bà con Xơ-đăng nơi đây.

SƠN GIA PHÚC

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.