Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đón năm mới với Lễ hội cây thông đậm màu sắc cổ tích Nga

PV - 16:55, 23/12/2020

Theo truyền thống, trước thềm năm mới, sáng 23/12, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội đã tổ chức Lễ hội "Cây thông năm mới Nga" cho các bé trước tuổi đến trường, học sinh lớp 1 đang học trong các cơ sở giáo dục của Nga và Việt Nam có học tiếng Nga.

Đón năm mới với Lễ hội cây thông đậm màu sắc cổ tích Nga

Trong không khí sôi động, vui tươi của các bản nhạc Nga, các em nhỏ trong các trang phục hóa trang thành hoàng tử, công chúa, phù thủy... đã cùng với các quản trò là các diễn viên đóng vai nhân vật trong truyện cổ tích Nga như ông già Tuyết, công chúa Tuyết, phù thủy Baba Yaga, Chuột nhắt và Trâu vàng (trong cổ tích Việt Nam) thích thú tham gia các cuộc thi, trò chơi tái hiện những hình ảnh quen thuộc trong những trang truyện cổ tích.

Các em nhỏ có cơ hội nói với ông già Tuyết về những ước mơ, cảm xúc của mình khi năm mới và Giáng sinh sắp đến.

Lễ hội "Cây thông năm mới Nga" là một trong những hoạt động văn hóa được tổ chức thường niên theo phong tục, tập quán truyền thống của người Nga, nhằm giúp các em nhỏ, học sinh, sinh viên Việt Nam làm quen với lễ hội lớn của Nga và trẻ em Nga tại Việt Nam đón một năm mới ấm áp như ở quê nhà.

Đối với người Nga, năm mới thường gắn với cây thông, với những trò chơi và các hoạt động quanh cây thông. Lễ hội này thường được tổ chức dành cho trẻ em nên nhiều ngày trước và trong dịp đón năm mới, các gia đình tại Nga đều thu xếp cho con em mình tham gia lễ hội đầy không khí sôi động và mang dấu ấn của năm mới này.

Theo Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, chương trình lễ hội "Cây thông năm mới” sẽ còn tiếp tục vào các ngày: 25/12 - dành cho sinh viên học tiếng Nga tại các trường đại học Việt Nam; 28/12 - dành cho học sinh học tiếng Nga tại các trường Trung học Phổ thông chuyên tại Việt Nam./.

Tin cùng chuyên mục
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.