Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đón Tết Bunpimay ở Buôn Đôn

Lê Hường - 06:13, 15/04/2024

Ngày 14/4, Huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho người Việt gốc Lào tại Trung tâm Du lịch cầu treo, buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn.

Bà Phạm Thị Phước An (bìa trái) - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương thuộc Ủy Ban Dân tộc tặng quà cho địa phương
Bà Phạm Thị Phước An (bìa trái) - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương thuộc Ủy Ban Dân tộc tặng quà cho địa phương

Buôn Đôn là huyện biên giới, có 24 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người gốc Lào có khoảng 110 hộ gia đình, với hơn 400 khẩu, sinh sống tập trung chủ yếu ở buôn Trí, xã Krông Na.

 Tết Bunpimay là ngày lễ trọng đại nhất trong năm của cộng đồng dân tộc Lào, dịp để người Lào tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật và tổ tiên. Đây cũng là sinh hoạt văn hóa quan trọng của địa phương, góp phần tô thắm thêm tình hữu nghị giữa Nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.

Khác với những mùa lễ hội trước, trước khi thực hiện các nghi lễ, nghi thức, cộng đồng người Lào tổ chức Lễ hội đường phố, rước nàng chúa xuân Nang Sangkhanne, múa lăm vông, té nước trên suốt hành trình diễu hành.

Tết Bunpimay được tổ chức trang trọng, theo đúng nghi thức hành lễ truyền thống của cộng đồng Lào. Mở đầu tết Bunpimay là lễ mừng năm mới, mọi người tịnh tâm, nghe những lời cầu chúc sức khỏe đầu năm. Lễ tắm Phật mong sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con người.

Người dân và du khách tham gia lễ hội hoa đăng, thả bè hoa xuống sông để xua đi mọi rủi ro trong năm cũ. Tiếp đến là lễ đắp cát, các sư thầy đọc kinh cầu khấn cho thể xác khỏe mạnh, tịnh tâm, trí sáng.

Đặc biệt, ngày Tết Bunpimay của người Lào không thể thiếu nghi thức buộc chỉ tay cầu chúc sức khỏe và hạnh phúc trong năm mới. Các nghi thức hành lễ dân gian kết thúc, bà con dân tộc Lào hòa mình vào bản nhạc truyền thống, uốn mình theo điệu múa lăm vông, tham dự Lễ hội Té nước.

Vui Tết cổ truyền Bunpimay cùng người Lào, du khách còn được thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Lào qua việc thưởng thức món lạp với xôi. Lạp có nghĩa là may mắn - món ăn dùng để dọn ra trong những dịp đặc biệt hoặc cho khách danh dự.

Tại Tết Bunpimay, ông Y Sy Thắt Ksơr, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn chia sẻ, việc duy trì tổ chức Tết Bunpimay hàng năm, không chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với cộng đồng dân tộc Lào sinh sống tại Việt Nam, mà còn thể hiện nhất quán tinh thần Đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Qua đó, góp phần đẩy mạnh các hoạt động văn hóa của các dân tộc, phục vụ đắc lực cho việc phát triển du lịch cộng đồng. Cộng đồng người Việt gốc Lào càng thêm tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

"Mới đây, buôn Trí đã được công nhận là Buôn du lịch cộng đồng của tỉnh. Ngoài phát huy thế mạnh của các lễ hội, các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm tạo điều kiện về cơ chế, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo môi trường thân thiện để quảng bá hình ảnh du lịch cộng đồng", ông Y Sy Thắt Ksơr nhấn mạnh.

Một số hình ảnh người Lào vui đón Tết Bunpimay

Lễ nước nàng xuân Nang Sangkhanne - nét văn hóa trong dịp Tết Bunpimay của người Lào
Lễ nước nàng xuân Nang Sangkhanne - nét văn hóa trong dịp Tết Bunpimay của người Lào
Các cô gái Lào múa lăm vông diễu hành trên đường
Các cô gái Lào múa lăm vông diễu hành trên đường
Du khách được buộc chỉ tay may mắn khi tham gia lễ hội
Du khách được buộc chỉ tay may mắn khi tham gia lễ hội
Người dân bày lễ vật chuẩn bị hành lễ
Người dân bày lễ vật chuẩn bị hành lễ


Sư thầy khấn chức sức khỏe, mừng năm mới
Sư thầy khấn chúc sức khỏe, mừng năm mới
Sư thầy vẩy nước thơm cầu may mắn cho mọi người
Sư thầy vẩy nước thơm cầu may mắn cho mọi người
Đông đảo người dân và du khách cùng vui đón Tết
Đông đảo người dân và du khách cùng vui đón Tết
Thực hiện nghi thức lễ tắm phật
Thực hiện nghi thức lễ tắm Phật
Thả bè hoa đăng mang xui rủi năm cũ cầu may mắn cho năm mới
Thả bè hoa đăng mang đi xui rủi năm cũ cầu may mắn cho năm mới


Người dân lần lượt mang bè hoa đăng ra sông
Người dân lần lượt mang bè hoa đăng ra sông
Lễ đắp cát cầu khấn cho thể xác khỏe mạnh, tịnh tâm, trí sáng
Lễ đắp cát cầu khấn cho thể xác khỏe mạnh, tịnh tâm, trí sáng
Nghi thức buộc chỉ may mắn cho mọi người trong ngày Tết
Nghi thức buộc chỉ may mắn cho mọi người trong ngày Tết
Bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng ban Dân vận tặng quà cho các hộ người Việt gốc Lào có hoàn cảnh khó khăn
Bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng ban Dân vận tặng quà cho các hộ người Việt gốc Lào có hoàn cảnh khó khăn
Lãnh đạo UBND huyện Buôn Đôn tặng giấy khen cho các tập thể, các nhân
Lãnh đạo UBND huyện Buôn Đôn tặng Giấy khen cho các tập thể, các nhân

Tại Lễ hội, Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Đắk Lắk và UBND huyện Buôn Đôn tặng 10 suất quà cho các gia đình tiêu biểu, gia đình người Việt gốc Lào có hoàn cảnh khó khăn; UBND huyện Buôn Đôn tặng Giấy khen cho 1 tập thể, 5 cá nhân có thành tích suất sắc trong tham gia hoạt động vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Lào.

Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.