Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc- Tôn giáo

Đồng bào Bru Vân Kiều ở huyện ĐaKrông (Quảng Trị): Đoàn kết cùng vươn lên thoát nghèo

Khánh Ngân - 10:30, 12/10/2021

Đakrông là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Trị, với 82% dân số là đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều. Huyện có 9/12 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Thoát nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, thoát nghèo bền vững là mục tiêu mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Đakrông đang hướng đến.

Thị trấn Krông Klang, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị bừng sáng nằm lưng chừng dãy Trường Sơn.
Thị trấn Krông Klang, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị bừng sáng nằm lưng chừng dãy Trường Sơn.

Xây dựng mô hình từ cây, con chủ lực

Lợn bản, dúi (chuột rừng), chăn nuôi đại gia súc và trồng cây rừng gỗ lớn, là những cây trồng, vật nuôi được xác định là “cây, con chủ lực” trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu cho bà con Nhân dân Đakrông. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ủy ban nhân dân huyện Đakrông, các xã trên địa bàn đã chủ động xây dựng nhiều mô hình để bà con Nhân dân, đồng bào học tập nhân rộng trong sản xuất.

Là một trong những hộ được chọn xây dựng mô hình chăn nuôi lợn bản, ông Hồ Cum ở thôn Phú Thiềng, xã Mò Ó, rất phấn khởi. Sau nhiều năm chăm chỉ lao động, những năm gần đây, trung bình gia đình ông có khoảng 10 con lợn bản trong chuồng vừa để bán, vừa phát triển lợn lấy giống; Thu nhập từ nuôi lợn ổn định khoảng 70 triệu đồng/năm.

Từ hiệu quả đã thấy rõ ở nhà ông Hồ Cum, đến nay xã Mò Ó đã có 12 hộ gia đình trong nuôi lợn bản. Trong đó hộ nuôi với số lượng lớn hơn cả mô hình ở gia đình ông Hồ Cum với thu nhập lên đến cả trăm triệu đồng/năm.

Ngoài mô hình nuôi lợn bản, mới đây, UBND huyện Đakrông ban hành Quyết định số 1941/QĐ - UBND về việc phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi dê nhốt thương phẩm. Dự án được triển khai tại thôn Na Nẫm, Xuân Lâm xã Triệu Nguyên, huyện Đa Krông tỉnh Quảng Trị, với 10 hộ dân tham gia.

Dự án đã hỗ trợ 80 con dê giống, cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi. Hiện tại, các hộ dân tham gia Dự án ở thôn Na Nẫm, Xuân Lâm đã bắt đầu chăn nuôi dê thương phẩm.

Sự no ấm đang về...

Mô hình nuôi dê thương phẩm của bà con Bru Vân kiều, thoát nghèo ở xã Triệu Nguyên huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị.
Mô hình nuôi dê thương phẩm của bà con Bru Vân kiều, thoát nghèo ở xã Triệu Nguyên huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị.

Nếu có dịp ngược đường 9, lên Đakrông, sẽ cảm nhận ngay được sự thay đổi diện mạo các vùng, các nhóm dân cư trên địa bàn. Mặc dù đến nay, Đa Krông vẫn là huyện nghèo, có 9/12 xã thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đầy, nhờ tìm được hướng đi đúng đắn trên con đường giảm nghèo bền vững, nên đời sống Nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Công tác chăm lo cho đồng bào DTTS được quan tâm.

Đến nay, Đakrông đã có 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã; có điện lưới quốc gia; có trường mầm non, trường tiểu học được xây dựng kiên cố; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, các xã đều đã được phủ sóng phát thanh. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân trên 5,5%/năm trong nhiệm kỳ 2016-2021. Thu nhập bình quân đầu người đạt 20,5 triệu đồng/người/ năm, tăng 1,9 lần so với đầu nhiệm kỳ. Trên địa bàn huyện đã có xã về đích, xã đạt nhiều tiêu chí về xây dựng nông thôn mới như xã Triệu Nguyên, xã Mò Ó…

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Đại Lợi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đakrông chia sẻ: “Các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS của Trung ương, tỉnh và huyện đã và đang tạo ra sức bật lớn để thúc đẩy địa phương phát triển, nâng cao đời sống vùng đồng bào. Điều phấn khởi là, Nhân dân luôn đoàn kết, ý thức phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo”.

                     

                                            

Tin cùng chuyên mục
Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Với việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ DTTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, giảm khoảng cách và xóa bỏ định kiến về giới trong vùng đồng bào DTTS.