Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đồng bào Chăm ở Xuân Hải tích cực xây dựng nông thôn mới

Đ. Dương - 08:24, 11/05/2022

Xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) có 4 thôn đồng bào Chăm sinh sống, với 2.314 hộ. Những năm qua, đồng bào Chăm rất tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.

Đồng bào Chăm xã Xuân Hải chung tay xây dựng nông thôn mới

Đến với vùng quê đồng bào Chăm ở thôn An Nhơn, xã Xuân Hải (huyện Ninh Hải), bức tranh NTM nơi đây đã và đang hiện hữu rõ nét. Cơ sở hạ tầng như: Điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt hợp vệ sinh… được đầu tư bài bản. Nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi theo hướng hàng hóa gắn với chuỗi giá trị đang được phủ khắp từng mảnh đất, từng thôn, xóm… mang lại niềm vui lớn trong Nhân dân.

Ông Thành Văn Tân, Trưởng Ban quản lý, Bí thư Chi bộ thôn An Nhơn phấn khởi cho biết, toàn thôn có 530 hộ,  là người Chăm. Kể từ khi xây NTM, nhận thức của người dân trong thôn ngày càng được nâng cao. Bà con rất tích cực hưởng ứng, chung tay góp của, góp công để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất… mang lại hiệu quả cao. Trong giai đoạn 2019 - 2021, thôn An Nhơn đăng ký trở thành NTM kiểu mẫu.

Cánh đồng lúa ở xã Xuân Hải hứa hẹn cho năng suất cao
Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cánh đồng lúa ở xã Xuân Hải hứa hẹn cho năng suất cao

Ngoài sự hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, người dân thôn An Nhơn, luôn nỗ lực cùng nhau đóng góp sức người, sức của để đầu tư, hoàn thiện thêm một số công trình trong thôn. 

Đặc biệt, là các đảng viên trong thôn, luôn thể hiện vai trò, gương mẫu đi đầu trong các phong trào hoạt động, chung tay đóng góp được hơn 100 triệu đồng để xây dựng khu công viên thôn. Cùng với người dân đóng góp xây dựng đường hoa, làm cổng thôn; đồng thời cùng hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm phát triển các mô hình sản xuất cánh đồng lớn; tham gia hợp tác xã để cùng liên kết sản xuất. Nhiều hộ đồng bào Chăm đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Nhờ đó, đời sống của người dân ngày một nâng lên, trong thôn chỉ còn 10 hộ nghèo. Ban quản lý thôn đang rà soát để hoàn thành một số tiêu chí nhằm sớm được công nhận thôn kiểu mẫu.

Cừu là vật nuôi chính của bà con dân tộc Chăm xã Xuân Hải
Cừu là vật nuôi chính của bà con dân tộc Chăm xã Xuân Hải

Ông Đạo Thanh Thích, thôn Phước Nhơn 1 chia sẻ, gia đình ông đang canh tác khoảng 2,5 ha lúa nước 3 vụ, hiện tại đến kỳ thu hoạch ông đều sử dụng máy móc vào thu hoạch, vừa đỡ tốn công vừa mang lại năng suất cao. Ngoài lúa nước 3 vụ, gia đình ông còn đang chăm sóc 150 con cừu, bình quân mỗi năm cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng.

Đưa máy móc vào thu hoạch lúa tăng hiệu suất công việc
Đưa máy móc vào thu hoạch lúa tăng hiệu suất công việc

Ông Nguyễn Đình Thi, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hải phấn khởi thông tin, Xuân Hải là xã đồng bằng, nằm ở phía Tây của huyện Ninh Hải. Toàn xã có 9 thôn với diện tích tự nhiên trên 2.250 ha. Xã có 2 dân tộc chính là Kinh và Chăm cùng sinh sống. 

Năm 2011, Xuân Hải được tỉnh chọn là một trong 3 xã làm điểm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đến năm 2015, xã đã hoàn thành xuất sắc, đạt và vượt 19/19 tiêu chí về xây dựng NTM, tạo tiền để quan trọng để xã Xuân Hải ttiếp tục phấn đấu, xây dựng NTM nâng cao.

 Theo đó, trong giai đoạn 2016 - 2021, hơn 33,7 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, vốn lồng ghép các chương trình, dự án, vốn huy động từ doanh nghiệp và Nhân dân đóng góp, đã được xã sử dụng để tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng; hỗ trợ các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập…Nhờ đó, đến nay Xuân Hải đã đạt 5/5 nhóm tiêu chí, 13/13 nội dung tiêu chí, với 24/24 chỉ tiêu và đang chờ được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Tin cùng chuyên mục
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.