Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Đồng hành cùng người nghèo

PV - 11:19, 13/06/2018

Những năm qua, phòng giao dịch NHCS huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, đáp ứng nguồn vốn vay ưu đãi cho nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách.

Qua đó giúp đỡ nhiều hộ nghèo, cận nghèo, nhất là các hộ tái định cư phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên ổn định cuộc sống.

Ông Nguyễn Bình Nam, Giám đốc Phòng giao dịch (PGD) huyện Đà Bắc cho biết: Trải qua hơn 15 năm hoạt động, PGD đã đáp ứng vốn cho hơn 36.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, giúp 7.000 hộ thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Với hai chương trình cho vay từ khi mới thành lập là chương trình cho vay hộ nghèo và chương trình cho vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, đến nay PGD huyện đang thực hiện 15 chương trình tín dụng chính sách, tăng so với năm 2003 là 295.638 triệu đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân 96%, tổng doanh số cho vay đạt 625.125 triệu đồng, tổng doanh số thu nợ 301.550 triệu đồng với 37.982 lượt hộ vay vốn.

 Mô hình bè lồng nuôi cá của hộ vay vốn Lý Văn Thân ở xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Mô hình bè lồng nuôi cá của hộ vay vốn Lý Văn Thân ở xóm Lau Bai,xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc.

 

Đóng góp vào hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách tại địa bàn là hoạt động giao dịch lưu động được triển khai đến 20/20 xã, thị trấn, thuận tiện cho nhân dân vay vốn cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện tín dụng chính sách tại địa phương.

Cách trung tâm Thành phố 20km, Đà Bắc (Hòa Bình) là một huyện nghèo được nhận hỗ trợ vốn đầu tư phát triển từ năm 2013 (gần 70%) theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ. Theo chân cán bộ tín dụng chính sách huyện, chúng tôi tìm về xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa. Chủ tịch xã Bùi Văn Kỳ cho biết, Lau Bai mới được di dời từ sau trận tác động của áp thấp nhiệt đới đầu tháng 10/2017 cách 700m khỏi khu vực nguy cơ sạt lở cao, có 33 hộ dân với 125 khẩu, toàn bộ là người Dao.

Cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp bên cạnh việc giúp đỡ các hộ dân dựng nhà ổn định cuộc sống đã phối hợp với NHCSXH Đà Bắc để tạo điều kiện vay vốn ưu đãi cho hơn 20 hộ dân của thôn. Các hộ vay chủ yếu để mua trâu, bò, nuôi cá lồng và số ít trồng rừng. Đơn cử như hộ gia đình anh Lý Văn Thân (45 tuổi) được vay theo tiêu chuẩn hộ nghèo 25 triệu đồng của ngân hàng cộng với huy động vốn từ gia đình, người thân, bạn bè đã đầu tư nuôi cá lồng và bước đầu mang lại hiệu quả.

Khi sinh lời từ nuôi cá lồng, gia đình anh tiếp tục quay vòng vốn để mua trâu và mở rộng trồng thêm 1ha keo. Hiện nay, vợ chồng anh có nhu cầu vay thêm 50 triệu đồng để tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tạm biệt Lau Bai, chúng tôi có một niềm tin về một cuộc sống ổn định, ấm no của người dân nơi đây và nguồn vốn vay tín dụng chính sách ưu đãi sẽ là một trong những kênh góp phần tạo nên kết quả đáng phấn khởi đó.

MAI HƯƠNG - LÊ ANH

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.