Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Mỹ Dung - 08:53, 09/06/2023

Quảng Ninh là 1 trong 6 địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ kết quả này, năm 2023, thị xã Đông Triều đặt mục tiêu 100% các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh và xây dựng thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

Lãnh đạo thị xã thăm, kiểm tra Dự án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại thôn 7, xã Hồng Thái Tây
Lãnh đạo thị xã thăm, kiểm tra Dự án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại thôn 7, xã Hồng Thái Tây

Khi người dân "thông" tư tưởng

 Bà Phạm Thị Khuyên, một người dân ở thôn Đông Sơn, xã Bình Khê phấn khởi cho biết: “Thời gian đầu, chúng tôi cũng chưa hiểu lắm về xây dựng NTM, không hiểu mình sẽ phải làm gì, được hưởng những gì. Sau đó, được cán bộ huyện, xã, thôn tuyên truyền, giải thích và trực tiếp nêu gương, nên bà con ai cũng đồng tình ủng hộ hiến đất, góp công, góp của làm đường giao thông nông thôn và tích cực phát triển sản xuất.

Theo đó, sau chặng đường hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đời sống vật chất, tinh thần của người dân thị xã Đông Triều nâng cao rõ rệt. Hiện thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 75 triệu đồng/người/năm (tăng trên 2 lần so với năm 2015); tỷ lệ hộ nghèo đa chiều khu vực nông thôn còn 0,49%; môi trường nông thôn được cải thiên rõ rệt, đường làng ngõ xóm ngày càng xanh, sạch, đẹp; an ninh chính trị được giữ vững, đời sống tinh thần, hoạt động văn hóa văn nghệ ngày càng được nâng cao.

Xã Việt Dân (thị xã Đông Triều) là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên trong cả nước
Xã Việt Dân (thị xã Đông Triều) là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên trong cả nước

Kết thúc năm 2022, thị xã Đông Triều có 9/11 xã hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng NTM kiểu mẫu, trong đó 7/11 xã đã được công nhận xã NTM kiểu mẫu, 2 xã Nguyễn Huệ và Hồng Thái Đông đang tổ chức lấy ý kiến hài lòng của người dân trên địa bàn về kết quả xây dựng NTM kiểu mẫu, làm cơ sở trình UBND tỉnh Quảng Ninh xét, công nhận xã NTM kiểu mẫu. Như vậy, trên chặng đường về đích NTM kiểu mẫu, thị xã Đông Triều chỉ còn xã Tràng Lương và xã Hồng Thái Tây do thiếu tiêu chí cơ bản, đó là xây dựng mô hình thôn thông minh và cần nâng chất một số chỉ tiêu về hạ tầng.

Gỡ khó hoàn thành mục tiêu

Theo Bí thư Thị ủy Đông Triều Nguyễn Văn Công, thị xã hướng đến xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu “thực chất, hiệu quả, toàn diện và bền vững” nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn trở nên giàu có và thịnh vượng, tiệm cận với khu vực đô thị. Thị xã cũng phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh, góp phần xây dựng thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trong năm 2023...

Nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao
Nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao

Để hoàn thành mục tiêu này, ngay từ đầu năm 2023, thị xã Đông Triều đã tập trung ưu tiên nguồn lực cho 2 xã Tràng Lương và xã Hồng Thái Tây (hiện chưa về đích NTM) để xây dựng hạ tầng thiết yếu (cải tạo, nâng cấp trường học; hỗ trợ phát triển các mô hình liên kết sản xuất; hỗ trợ chuyển đổi số trong xây dựng mô hình thôn thông minh); các xã triển khai xây dựng, đưa vào ít nhất từ 2 - 3 mô hình Camera an ninh gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc...

Hiện Quảng Ninh có 25% số xã đạt NTM kiểu mẫu, cao hơn trung bình của cả nước 14% (hiện cả nước mới đạt 11%). Cùng với mục tiêu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh, thị xã Đông Triều phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của thị xã đạt trên 85 triệu đồng/người/năm; duy trì các xã không có hộ nghèo.

Ông Nguyễn Văn Vọng - Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Quảng Ninh, cho biết: Đông Triều quyết tâm đưa 2 xã cuối cùng về đích NTM kiểu mẫu trong năm 2023. Như vậy, Quảng Ninh sẽ là tỉnh có địa phương cấp huyện đầu tiên hoàn thành 100% các xã về đích NTM kiểu mẫu, góp phần tăng tỷ lệ xã NTM kiểu mẫu của tỉnh lên 30%...

Tin cùng chuyên mục
Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Sau 7 tháng thi công, công trình cầu Hà Lẹc ở xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã hoàn thành trên 80% khối lượng công việc. Mục tiêu kết nối giao thông - “mở lối” thoát nghèo cho đồng bào các DTTS vùng biên huyện Lệ Thủy đang dần trở thành hiện thực.