Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đốt pháo hoa ngày Tết: Đừng hiểu sai

Hồng Phúc - 15:10, 02/02/2021

Từ ngày 11/1/2021, Nghị định số 137/2020 về quản lý, sử dụng pháo chính thức có hiệu lực thi hành, thay thế Nghị định số 36/2009 về quản lý, sử dụng pháo.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nghị định với nhiều điểm mới đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Có rất nhiều người ủng hộ vì cho rằng đây là nhu cầu thực tế của người dân, nhưng cũng có ý kiến lo ngại về nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm, an ninh trật tự. Đáng chú ý, có không ít người đang hiểu lầm thành sẽ được đốt tất cả các loại pháo hoa, “mùi thuốc pháo đã trở lại” trong dịp lễ, tết. 

Theo quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Như vậy, các loại pháo hoa được phép đốt mà người dân thường gặp gồm: Pháo bông (pháo que), pháo phụt sinh nhật, Pháo điện, Pháo hoa lễ hội bằng giấy; pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, tre, trúc, kim loại; các sản phẩm tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh…

Người dân phải mua pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng. Việc mua pháo hoa ở các hàng cửa hàng tạp hóa, cửa hàng trang trí như hiện nay là không đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, trong dịp tết Nguyên đán sắp tới, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho người dân nhận thức đúng đắn về pháo hoa là pháo không thuốc nổ, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người và sử dụng loại pháo hoa này phải là người 18 tuổi trở lên.

Nhằm tránh việc người dân mua nhầm, sử dụng nhầm pháo hoa không được cho phép, cơ quan quản lý nhà nước cần lưu tâm kiểm soát chặt các sản phẩm pháo hoa bán ra thị trường, bảo đảm sản phẩm bán đến tay người dân sử dụng chỉ là pháo hoa theo quy định.

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân và người dân cũng cần chủ động tìm hiểu nhận thức rõ trước khi sử dụng pháo hoa... tránh xảy ra tình trạng “tiền mất, tật mang”.

Tin cùng chuyên mục
Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.