Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Dự báo xuất khẩu 6 tháng cuối năm đối diện nhiều thách thức

Thúy Hồng - 11:03, 13/07/2022

6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng giữa bối cảnh giá nguyên, nhiên liệu liên tục biến động; xung đột địa chính trị khiến hoạt động thương mại toàn cầu giảm tốc. Dự báo từ nay đến cuối năm, hoạt động xuất khẩu sẽ đối mặt nhiều khó khăn, đòi hỏi các bộ, ngành, doanh nghiệp phải triển khai thêm nhiều giải pháp để vượt khó.

Dệt may là mặt hàng chiếm tỷ lệ xuất khẩu cao trong 6 tháng đầu năm
Dệt may là mặt hàng chiếm tỷ lệ xuất khẩu cao trong 6 tháng đầu năm

Hiện nay 28 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%), các doanh nghiệp đã nâng cao tính tự chủ trong sản xuất, thích ứng, nắm bắt thị trường, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy xuất khẩu. Đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu 6 tháng qua ước đạt 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 6 tháng cuối năm, dự báo thị trường xuất khẩu sẽ có nhiều khó khăn. Theo thông tin từ Bộ Công Thương, từ nay đến hết quý III/2022, việc bảo đảm vị thế xuất siêu sẽ là thách thức, khi nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu chịu ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái, nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng và giá cước vận tải chưa “hạ nhiệt” đang tạo thêm khó khăn cho hoạt động xuất khẩu.

Để đẩy mạnh xuất khẩu, quan trọng nhất là phải giữ ổn định các yếu tố đầu vào cho sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp có thể đàm phán, vận dụng cơ chế bảo hiểm về giá nguyên, nhiên liệu hoặc điều chỉnh hợp đồng tùy theo tình hình cụ thể. Mặt khác, cơ quan chức năng cần tìm cách giảm giá nguyên, vật liệu và chi phí Logistics, tạo thuận lợi thương mại... để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, trong những tháng cuối năm 2022, ngành Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các hiệp định thương mại tự do đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới. Bộ sẽ theo dõi biến động của tình hình quốc tế để kịp thời ứng phó; đồng thời rà soát, kiến nghị giảm các loại thuế, phí hoặc có cơ chế hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng lớn khi giá đầu vào của một số mặt hàng tiếp tục tăng cao.

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” vươn xa

Thúc đẩy thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” vươn xa

Không chỉ làm cho địa danh Hương Khê (Hà Tĩnh) trở nên nổi tiếng, loài bưởi Phúc Trạch cũng mang lại sự giàu có, phồn thịnh cho người dân ở địa phương. Để thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” tiếp tục phát triển ổn định và vươn xa, mang lại nhiều cơ hội tăng nguồn thu nhập cho người dân, huyện Hương Khê và người trông bưởi đã thực hiện nhiều giải pháp để quảng bá thương hiệu bưởi Phúc Trạch.