Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Dự kiến điểm chuẩn ngành Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên sẽ tăng cao

Văn Hoa - 19:39, 05/08/2024

Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn trả lời báo chí tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/8, tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn trả lời báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn trả lời báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ

Khối sư phạm có số lượng đăng ký rất đông

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, theo số liệu đăng ký tuyển sinh Bộ đã công bố, có hơn 733.000 thí sinh trên tổng số 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp phổ thông năm 2024. Đây là tỷ lệ cao (68,5%), so với các năm trước - khoảng 64%. Điều này cho thấy nhu cầu học tập, tốt nghiệp đại học cao.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, thị trường lao động việc làm và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cao được đặt ra theo xu hướng phát triển của đất nước. Điều này thể hiện tin tưởng của người dân với chất lượng giáo dục đại học có chuyển biến trong những năm qua.

Với cơ cấu ngành, đối sánh so với năm trước, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, sự lựa chọn của người học có thay đổi do được tư vấn kỹ về đặc điểm, cơ hội nghề nghiệp và ngành học. Thông tin thị trường lao động cũng sát, nên xu hướng lựa chọn ngành học, chương trình học thể hiện nguyện vọng và tâm lý của các em cho thấy sự tích cực.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, số lượng các em học sinh đăng ký vào các lĩnh vực (24 lĩnh vực với 400 ngành đào tạo), thì lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, lĩnh vực STEAM, máy tính công nghệ thông tin có tỷ lệ đăng ký nhiều. Bên cạnh đó là ngành Khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên, khối sư phạm có số lượng đăng ký rất đông; sau đó là ngành Nhân văn, Sức khỏe.

So sánh với năm 2023, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhận định, có 3 lĩnh vực có tỷ lệ nguyện vọng đăng ký tăng mạnh nhất, là khối khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên tăng 85%. Việc này cho thấy sự quan tâm của các em trong ngành Sư phạm nhờ chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí, học phí... Tiếp đó là lĩnh vực khoa học tự nhiên, dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng nguyện vọng tăng 61%; an ninh quốc phòng cũng tăng 46,5%, dù số lượng không lớn.

Lĩnh vực tăng nhiều nhất là khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, tăng 200.000 nguyện vọng nên dự kiến điểm chuẩn ngành này sẽ tăng
Lĩnh vực tăng nhiều nhất là khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, tăng 200.000 nguyện vọng nên dự kiến điểm chuẩn ngành này sẽ tăng

Ngành học nào tăng cao nhất?

Lĩnh vực tăng nhiều nhất là khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, tăng 200.000 nguyện vọng nên dự kiến điểm chuẩn ngành này sẽ tăng. Khối kỹ thuật công nghệ tăng 100.000 nguyện vọng đăng ký.

Một số lĩnh vực giảm như kinh doanh quản lý giảm 3%, giảm 24.000 nguyện vọng; lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin giảm do chững lại ở một số ngành liên quan, mức giảm gần 5%, tương đương 15.000 nguyện vọng; dịch vụ vận tải giảm 20%, tương đương 77.000 nguyện vọng.

Với khối STEAM khoa học kỹ thuật, công nghệ và toán, tỷ lệ đăng ký nguyện vọng chiếm 30% - vẫn giữ mức độ tốt về nhu cầu học. Trong những năm qua, đây vẫn là những ngành luôn duy trì tăng trưởng khá và tổng số nguyện vọng tăng 11% trong năm nay.

Đặc biệt, ngành công nghệ cao, như ngành vi mạch bán dẫn có số lượng tăng khá. Tổng số nguyện vọng ngành thiết kế vi mạch bán dẫn tăng 30%, nguyện vọng 1 tăng 40%. Điều này cho thấy các thí sinh rất "nhạy", nắm bắt xu hướng phát triển các ngành công nghệ cao.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phân tích các ngành để có số liệu chính xác hơn cung cấp cho báo chí và các xã hội về nhu cầu đăng ký xét tuyển của các thí sinh đại học.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.