Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Đưa chính sách dân tộc đến từng thôn bản

Thúy Hồng - 10:20, 23/06/2020

Với hơn 96% dân cư là đồng bào DTTS, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) luôn quan tâm, sát sao, để triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc đến từng thôn bản, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Người dân ở xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình phát triển trồng rừng mang lại giá trị kinh tế cao.
Người dân ở xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình phát triển trồng rừng mang lại giá trị kinh tế cao.

Xuân Mãn là xã thuần nông chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống, người dân chủ yếu trồng ngô, lúa và mang tính tự cung, tự cấp. Nhờ các chính sách dân tộc được thực hiện đến từng thôn bản, nên đời sống của người dân đã có nhiều đổi thay rõ nét.

Điển hình như, gia đình ông Lường Văn Sính, xã Xuân Mãn đã thay đổi rõ rệt trong phát triển kinh tế. Ông Sính cho biết: Trước đây gia đình ông chỉ trồng ngô, lúa, làm rất vất vả nhưng thu nhập lại thấp. Từ năm 2015, gia đình ông được hỗ trợ giống, phân bón và tập huấn trồng cây bưởi da xanh và được vay 30 triệu đồng vốn ưu đãi để trồng rừng đã giúp gia đình có điều kiện phát triển kinh tế. Hiện nay, thu nhập từ 200 gốc bưởi và 1.000 gốc thông đã giúp ổn định kinh tế cho gia đình.

Còn tại xã Mẫu Sơn, xã vùng ba của huyện Lộc Bình với trên 95% đồng bào dân tộc Dao. Nhưng nhờ triển khai sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Chương trình 135; đồng bào đã đẩy mạnh việc phát triển sản xuất nên đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, với 4/7 thôn có đường xe ô tô đi lại được, 7 thôn có điện lưới quốc gia và nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Ông Dương Trồng Mình, Chủ tịch UBND xã Mẫu Sơn cho biết: Để triển khai các chương trình, chính sách, hằng năm UBND xã đã tổ chức họp triển khai đến cán bộ xã và trưởng thôn về chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời, phân công cán bộ xuống từng thôn tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho Nhân dân và yêu cầu cam kết thực hiện để mang lại hiệu quả sản xuất, giúp người dân ổn định cuộc sống.

Theo số liệu thống kê của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội - Dân tộc huyện Lộc Bình, trong 5 năm qua, toàn huyện có 15.599 lượt hộ nghèo được hỗ trợ trên 5,6 tỷ đồng theo chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn; 3.563 hộ được hỗ trợ hơn 6,4 tỷ đồng theo chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với DTTS ở xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK)…

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có 12/14 xã ĐBKK có đường ô tô đến trung tâm xã được trải nhựa, hoặc bê tông… tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện hằng năm giảm trung bình 3,58%. Tính hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chỉ còn 15,04%, thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm.

Ông Hoàng Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình đánh giá, việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc gắn với các chính sách an sinh xã hội khác trên địa bàn huyện đã góp phần giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong đồng bào các dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.