Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Dưa kiểng tí hon sẽ có mặt trên thị trường dịp Tết

PV - 17:39, 16/01/2018

Vụ hoa Tết năm 2018, ông Trần Văn Tiếp ở ấp Khánh Hòa, xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc (Đồng Tháp) sẽ đưa ra thị trường khoảng 1.000 chậu dưa Pepino (còn gọi là dưa tí hon) có nguồn gốc từ Nhật Bản, với giá dao động từ 200.000-500.000 đồng/cây (tùy cây đẹp xấu).

Đến thời điểm này, có hơn 50% sản lượng được khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai xuống tận nhà đặt cọc trả tiền trước.

DUA KIENG

Ông Tiếp cho biết, năm 2016 được một người bạn giới thiệu giống dưa tí hon được trồng thành công tại Đà Lạt (Lâm Đồng) nên ông nhập giống về trồng trong chậu. Để trồng thành công loại cây dưa tí hon, người trồng phải cho cây "ngủ" từ 15-16 tiếng. Nếu không cho cây ngủ nhiều, chắc chắn sẽ thất bại.

"Dưa tí hon giống như cây rừng, kháng bệnh rất mạnh, lại không chịu được phân bón hóa học, chỉ chăm sóc, bón phân vi sinh, phân hữu cơ…", ông Tiếp chia sẻ.

DUA 2
Quả dưa có vị ngọt dịu, khi chín, trái có màu vàng sọc tím. Quả dưa có vị ngọt dịu, khi chín, trái có màu vàng sọc tím.

 

Dưa tí hon có thời gian sinh trưởng và cho thu hoạch quả trong vòng 2 tháng giúp người nông dân có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Giống dưa này thích nghi được hầu hết loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng yêu cầu độ ẩm liên tục để cho sản lượng trái cây tốt. Dưa tí hon ăn có vị ngọt dịu và ấn tượng nhất là mùi thơm dịu, thường được sử dụng như món tráng miệng hay làm sinh tố. Đặc biệt, dưa tí hon chứa ít đường và rất giàu chất xơ nên tạo cảm giác no lâu và phù hợp với những người ăn kiêng.

AN PHƯỚC

Tin cùng chuyên mục
Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức Diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.