Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Đức tin thoát nghèo của một phụ nữ Jrai

PV - 21:46, 30/01/2018

Một thời gian dài, lợi dụng sự khó khăn của đồng bào DTTS, “tà đạo” Hà Mòn đã len lỏi, lôi kéo nhiều đồng bào vùng Tây Nguyên với luận điệu “không làm cũng có ăn”. Nhiều người đã cả tin theo tà đạo, ngày càng lún sâu vào nghèo đói, cơ cực. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ ở xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, Kon Tum lại kiên quyết không theo tà đạo, tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Chị Y Ksor H’Brô là một điển hình như thế.

Chị YKsor H’Brô với các chị em phụ nữ tại Hội nghị biểu dương người DTTS tỉnh Kon Tum. Chị YKsor H’Brô với các chị em phụ nữ tại Hội nghị biểu dương người DTTS tỉnh Kon Tum.

 

Y Ksor H’Brô sinh năm 1978, dân tộc Jrai. Năm 2007, H’Brô lập gia đình nhưng chồng lúc đó vẫn đi học xa, mẹ chồng đau ốm thường xuyên nên kinh tế gia đình rơi vào túng quẫn. Đúng vào thời điểm đó, có rất nhiều đối tượng đến tuyên truyền, lôi kéo H’Brô đi theo đạo Hà Mòn để thoát khỏi nghèo đói. Họ bảo chị chỉ cần cầu nguyện thì mọi khó khăn sẽ tiêu tan, không làm cũng có ăn.

Thế nhưng, H’Brô nghĩ, nếu bản thân không cố gắng, sẽ không có thế lực siêu nhiên nào giúp được. Muốn thoát nghèo chỉ có thể bằng chính con đường lao động mà thôi.

Nghĩ là làm, H’Brô đã đến UBND xã nhờ tư vấn và tìm sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước. Theo đó năm 2009, qua tìm hiểu, H’Brô đã tiếp cận vay được 18 triệu đồng từ các chính sách hỗ trợ, ưu đãi vay vốn của Nhà nước. Với số tiền này, chị đã đầu tư nuôi heo kết hợp làm nông nghiệp. Bằng sự chăm chỉ, cần cù lứa heo đầu tiên đã xuất chuồng, chị đã trả hết nợ và dư ra hơn 10 triệu đồng.

Có chút vốn trong tay, H’Brô mạnh rạn vay mượn thêm từ nhiều nguồn mua hơn 2 ha đất để trồng cao su. Sau 4 năm, những cây cao su mà chị hằng ngày dày công chăm sóc đã bắt đầu “trả ơn”. Những giọt mủ cao su trắng đầu tiên chảy ra, chị mừng đến chảy nước mắt.

Từ những tháng ngày nghèo đói, đứt bữa, nhờ “đức tin” vào lao động, giờ đây vợ chồng H’Brô đã có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm từ mủ cao su và nuôi heo. Gia đình chị đã trả hết nợ và xây được một ngôi nhà mới khang trang với đầy đủ tiện nghi.

Những gì mà chị H’Brô làm đã tạo được sự tín nhiệm của người dân trong thôn. Theo đó năm 2014, H’Brô đã được bầu làm nhóm trưởng phụ nữ nhóm 3. Trong vai trò này, chị đã tích cực tuyên truyền, vận động cho chị em phụ nữ khác hãy tin vào chính mình và sự chịu khó làm ăn, sẽ thoát đói nghèo.

H’Brô cho biết, trong cuộc sống hằng ngày, chị thường cùng chị em hội viên họp bàn cách làm ăn thế nào cho đúng. Ví dụ như, khi nhận được chủ trương của chính quyền xã về hỗ trợ cây con giống, chị H’Brô họp với các chị em trong nhóm đề xuất kiến nghị loại giống cho phù hợp. Hay khi nhận được sự hỗ trợ về phân bón, mọi người chia sẻ cách làm, liều lượng để đạt hiệu quả cao nhất.

Là một người trẻ tuổi, khả năng làm kinh tế giỏi, lối sống gương mẫu… H’Brô cũng đã giành được nhiều sự tin tưởng của cộng đồng. Vì vậy, bất cứ một phong trào, chủ trương chính sách gì được triển khai, phát động, chị cũng đã đi đầu thực hiện và tích cực đến từng nhà hội viên vận động tham gia.

Đặc biệt, noi gương chị H’Brô, 30 hội viên trong nhóm phụ nữ do chị làm trưởng nhóm sẵn sàng là những lao động miễn phí, giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh eo le, gặp khó khăn.

Như trường hợp của hội viên La Thị Tiến bị tai biến, chồng là Bế Văn Chiến lại bị đau ốm thường xuyên, con lại bị bệnh lâu ngày. H’Brô đã vận động chị em tình nguyện giúp gia đình nhiều ngày công để hái cà phê, trồng bắp… đồng thời, quyên góp ủng hộ gia đình chị Tiến để vượt qua khó khăn. Nhờ đó, tà đạo Hà Mòn đã bị đẩy lùi.

HIẾU ANH

Tin cùng chuyên mục
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…