Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

File mềm song ngữ giúp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo

Thùy Dung - 21:46, 29/10/2020

File mềm song ngữ (Tiếng Việt - Gia Rai, Tiếng Việt - Ba Na) ghi âm truyện, thơ, câu đố giúp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo người DTTS là mô hình dự thi của nhóm học sinh lớp 11 Trường THPT Trường Chinh, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê (Gia Lai). Đây cũng là mô hình đạt giải Nhất Cuộc thi sáng tạo Thanh - Thiếu niên nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ VIII năm 2020.

Nhóm tác giả cùng các thành viên và cô Đinh Thị Phương Chi chia sẻ về chiếc loa MP3 phát các bài học
Nhóm tác giả cùng các thành viên và cô Đinh Thị Phương Chi chia sẻ về chiếc loa MP3 phát các bài học

Qua nhiều chuyến thiện nguyện về xã Ayun (huyện Chư Sê), nhóm học sinh lớp 11, gồm các em: Lê Thị Hiếu, Lê Thị Mai Quỳnh và Siu Thơm thấu hiểu được những khó khăn của bà con nơi đây. Xã Ayun nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi đồi và là xã nghèo nhất của tỉnh Gia Lai. Toàn xã có hơn 97% là người DTTS. Đời sống của người dân phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa, cây mì nhưng năng suất không cao. Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn nên cha mẹ không quan tâm đến việc học hành của con cái. Trẻ em ở xã Ayun vừa nhút nhát lại rụt rè, các em không chỉ hạn chế tiếng Việt mà còn hạn chế cả tiếng mẹ đẻ (Ba Na, Gia Rai).

Em Siu Thơm (lớp 11A7, Trường THPT Trường Chinh) cho biết: Qua nhiều lần về Ayun làm thiện nguyện, tiếp xúc với những ánh mắt lạ lẫm, những lần chạy trốn của trẻ nhỏ, chúng em bắt đầu lên ý tưởng về việc tăng cường tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ cho các em mẫu giáo ở Ayun. Nhóm học sinh đã trao đổi với cô Đinh Thị Phương Chi (giáo viên môn Ngữ Văn) để lên ý tưởng thu âm các bài thơ, câu đố, câu chuyện dành cho trẻ em mầm non trong File mềm ở dạng song ngữ tiếng Việt - Gia Rai, Việt - Ba Na. Sau đó File này được Copy vào thẻ nhớ và nghe bằng loa MP3. Các cô sẽ cho trẻ nghe trong giờ học, giờ ra chơi…

Khi công bố, Dự án đã nhận được sự đồng tình và khích lệ của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Gia Lai và nhiều giáo viên, chuyên viên bậc mầm non của ngành Giáo dục huyện Chư Sê. Được sự tham mưu của cô Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hoa Huệ (xã Ayun), các em đã thu âm File theo chủ đề 35 tuần học của bậc học mầm non để dễ tiếp cận và phù hợp với chương trình dạy của các cô.

Chia sẻ về Dự án trên, em Lê Thị Hiếu cho biết: “Trong quá trình đi thực tế cùng với sự góp ý của các thầy, cô giáo, chuyên viên bậc mầm non các cấp, chúng em đã thực hiện theo 35 tuần học. Tổng thời gian thực hiện Dự án cho tới khi thành công là 7 tháng. Hầu hết kinh phí chính đều do nhà trường, các mạnh thường quân hỗ trợ Dự án. Để thực hiện Dự án này, có 12 thành viên tham gia tư vấn, dịch, thu âm và biên tập. Theo đó, các bài thơ sẽ được lặp lại 5 lần, câu chuyện lặp lại 2 lần để giúp các em nhớ lâu hơn”.

Không chỉ tích cực trong việc thực hiện Dự án, được sự kết nối của một vài giáo viên trong trường, nhóm học sinh đã kết nối được với một mạnh thường quân để tài trợ cho Dự án 35 chiếc loa MP3. Hiện nay, 35 chiếc loa đã được bàn giao và đưa vào sử dụng tại Trường Mẫu giáo Hoa Huệ (xã Ayun). Ngoài ra, nhóm còn tạo các Video truyện, thơ, câu đố song ngữ để đăng lên kênh Youtube, Fanpage, Facebook để lan tỏa đến nhiều người hơn. Đặc biệt tất cả các Video, File ghi âm đều được các em làm bằng điện thoại.

Cô Bùi Thị Bình, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hoa Huệ phấn khởi cho biết: Chúng tôi rất cảm ơn món quà vô cùng ý nghĩa của các em học sinh. 35 chiếc loa đã được phân bổ về 8 điểm làng cho các giáo viên đứng lớp. Nhờ Dự án này đã hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong công tác dạy và học. Đặc biệt là các em học sinh đã có thêm một môi trường học tập mới lạ nhưng gần gũi và dễ hiểu hơn trước.  

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.