Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Gần 170 trường ở Nghệ An bị ảnh hưởng mưa lũ chưa thể tổ chức dạy học trở lại

An Yên - 09:43, 06/10/2022

Trong đợt mưa lũ cuối tháng 9, đầu tháng 10/2022, Nghệ An chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Hiện, một số nơi vẫn chưa thể khắc phục xong hậu quả để đón học sinh trở lại trường.

Điểm trường mầm non Hòa Sơn ở xã Tà Cạ bị ngập trong mưa lũ, phải mất nhiều thời gian mới có thể khắc phục
Điểm trường mầm non Hòa Sơn ở xã Tà Cạ bị ngập trong mưa lũ, phải mất nhiều thời gian mới có thể khắc phục

Yên Thành là huyện thấp trũng ở Nghệ An, với nhiều vùng “chưa mưa đã ngập”. Cách đây hai ngày, huyện có hàng chục trường không thể tổ chức dạy học bình thường do ngập sâu trong lũ. Nay, mưa chỉ còn rải rác, nước lũ đã rút dần những vẫn còn khoảng  10 trường ở vùng thấp trũng như, THCS Nhân Thành, THCS Hoàng Tá Thốn, Tiểu học và Mầm non Nhân Thành, Long Thành và các Trường Mầm non Vĩnh Thành, Mầm non Hồng Thành... chưa thể đón học sinh trở lại trường. 

Trao đổi về điều này, ông Trần Xuân Tĩnh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Yên Thành cho biết: Chỉ đạo của huyện và phòng là, nước rút đến đâu sẽ dọn dẹp trường lớp đến đó. Năm nay, nước xuống rất chậm nên việc ngập lụt có thể kéo dài và gây khó khăn cho sự trở lại trường của học sinh.

Trường Mầm non Trung Phúc Cường thuộc vùng 5 Nam huyện Nam Đàn vẫn bị ngập trong nước
Trường Mầm non Trung Phúc Cường thuộc vùng 5 Nam huyện Nam Đàn vẫn bị ngập trong nước

Còn tại vùng ven sông Lam, huyện Nam Đàn cũng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề. Đến nay, hầu hết các trường học đã mở cửa đón học sinh đi học trở lại; riêng các trường ở vùng 5 Nam (gồm 5 xã phía bên kia sông, giáp ranh với tỉnh Hà Tĩnh) vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Lê Trung Sơn, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Nam Đàn xác nhận: Tại vùng 5 Nam, hầu hết các trường đều đang bị ngập và địa hình lại bị chia cắt. Do nước xuống rất chậm nên việc ngập lụt có thể kéo dài và chưa biết đến khi nào học sinh mới có thể quay trở lại trường.

Ở khu vực miền núi, nhiều trường vẫn còn ngập trong nước; thậm chí có trường đã bị đổ sập nhiều hạng mục dẫn tới không đảm bảo an toàn dạy học…

Giáo viên Trường Tiểu học Quỳnh Hồng (Quỳnh Lưu) lau dọn lại bàn ghế để đón học sinh đi học trở lại
Giáo viên Trường Tiểu học Quỳnh Hồng (Quỳnh Lưu) lau dọn lại bàn ghế để đón học sinh đi học trở lại

Trưởng phòng GD&ĐT huyện miền núi Con Cuông Nguyễn Thanh An thông tin: Toàn huyện vẫn chưa thể cho học sinh trở lại học bình thường do hôm qua có mưa lớn, nước ở các khe, suối vẫn tràn về, nhiều khu vực đường đi học của học sinh vẫn còn bị chia cắt nên chúng tôi tạm cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.

Còn huyện Kỳ Sơn, trận lũ quét xảy ra rạng sáng 2/10, hàng trăm tấn bùn đất đã vùi lấp điểm trường mầm non Hòa Sơn và Tiểu học Tà Cạ đóng trên địa bàn xã Tà Cạ. Việc tiếp cận 2 điểm trường này rất khó khăn, do nước vẫn đang chảy xiết gây chia cắt và cô lập.

Trường Mầm non và THCS Thanh Khai huyện Thanh Chương vẫn đang bị chia cắt
Trường Mầm non và THCS Thanh Khai huyện Thanh Chương vẫn đang bị chia cắt

Tính đến sáng 3/10, toàn huyện Kỳ Sơn có 11 trường nghỉ học, tập trung tại thị trấn, các xã Tà Cạ, Na Ngoi, Nậm Cắn... Từ đầu năm học đến nay, dù chỉ mới 1 tháng nhưng đã 2 lần các trường học ở huyện Kỳ Sơn phải chịu lũ cuốn, gây thiệt hại nhà cửa.

Thông tin từ Sở GD&ĐT Nghệ An, toàn tỉnh có hơn 400 trường phải cho học sinh nghỉ học vào thời điểm lũ căng thẳng nhất vào cuối tháng 9/2022, đến sáng 3/10 thì còn 169 trường. Ông Nguyễn Trọng Hoàn, chánh văn phòng sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: Sở đã chỉ đạo các trường khắc phục mọi khó khăn, kiểm tra lại công tác đảm bảo an toàn ở các trường học và đường đến trường để sớm tổ chức dạy học trở lại. Tinh thần chỉ đạo chung của ngành, là việc đi học chỉ thực hiện trở lại khi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phụ huynh, học sinh và giáo viên.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.