Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Gặp người thợ 35 năm làm khuôn bánh Trung thu

PV - 10:46, 17/09/2018

Tìm về thôn Thượng Cung, xã Tiền Phong, huyện Thạch Thất hỏi thăm gia đình làm khuôn bánh Trung thu lâu đời nhất, bà con trong thôn đã chỉ cho tôi tới nhà ông Trần Văn Bản (53 tuổi).

Thôn Thượng Cung là thôn có nghề mộc lâu đời, trước đây cả làng đều làm khuôn bánh, mỗi mùa xuất hàng cả vạn cái, nhưng giờ trong thôn chỉ có ông Bản là người duy nhất còn giữ được nghề, các hộ gia đình khác đã chuyển sang làm về sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Ông Trần Văn Bản cần mẫn suốt 35 năm qua đục đẽo những khuôn bánh Trung thu có hoa văn họa tiết tinh xảo. Ông Trần Văn Bản cần mẫn suốt 35 năm qua đục đẽo những khuôn bánh Trung thu có hoa văn họa tiết tinh xảo.

Suốt 35 năm gắn bó với nghề, trong căn nhà của mình ông Bản vẫn đều đặn tiếng đẽo, khoan, đục gỗ bất kể ngày đêm. Trong một năm, ông Bản bắt đầu đục khuôn bánh Trung thu từ tháng 4 dương lịch cho đến hết Tết Trung thu, những tháng còn lại ông làm các loại khuôn đóng xôi, đóng oản cho lễ đình chùa…

Bên những tấm gỗ ngổn ngang quanh nhà, ông Bản cho biết, gia đình ông sử dụng gỗ xà cừ-một trong những loại an toàn nhất được dùng trong ngành thực phẩm để sản xuất ra khuôn bánh Trung thu. Mỗi khuôn bánh Trung thu do ông Bản sản xuất có một hình thù khác nhau và phải trải qua nhiều công đoạn, từ xẻ gỗ, xử lý độ ẩm, cắt phôi, bào nhẵn, kẻ mực rồi ngâm mỡ. Có như vậy bánh làm ra sẽ không bị dính.

Theo cách làm truyền thống, hầu hết các công đoạn để tạo ra một chiếc khuôn bánh đều được làm bằng tay. Bất kì hình thù gì, chỉ cần khách yêu cầu, gia đình ông Bản đều có thể hoàn thành. Trung bình thời gian làm ra một chiếc khuôn truyền mất khoảng 2 tiếng. Mỗi chiếc khuôn truyền thống được bán ra dao động từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng.

Dù làm bất kì khuôn hình tròn, vuông, hay hoa văn, mai trúc cúc sen,... đến nhiều cái hình thù đặc biệt, như khuôn oản, con cá, con gà… đều được ông Bản làm từ một khối gỗ hình nón, xẻ ra, vẽ rồi khắc... Ông Bản cho biết, khó nhất là công đoạn tạo hình uyển chuyển, sinh động nhưng vẫn giữ được sự liền mạch giữa các mảnh ghép.

Với ông Bản, công việc làm khuôn bánh vừa là nghề, vừa là nghiệp, con cái trong gia đình ông được nuôi dưỡng niềm đam mê với thanh gỗ, với đường nét hoa văn ngay từ nhỏ. Những người con của ông Bản học làm khuôn bánh từ khi còn học lớp 4, lớp 5, giờ đây ông đã có người để truyền lại nghề.

Những sản phẩm khuôn bánh Trung thu được ông Bản bán đi nhiều nơi, thị trường đắt hàng nhất là miền Nam, ngoài ra một số cửa hàng sản xuất bánh Trung thu ở Hà Nội, Bắc Ninh… cũng đều dùng khuôn bánh của gia đình ông. Mỗi dịp Trung thu đến, những khuôn bánh lại đem đến cho gia đình ông Bản một khoản thu kha khá, trên dưới 100 triệu đồng. Và hàng năm sản phẩm khuôn bánh Trung thu của ông đều được trưng bày tại các triển lãm, hội chợ làng nghề do Hà Nội tổ chức, thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều du khách trong nước và quốc tế.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023. Đây là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.