Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Ghi nhận kết quả trong công tác giảm nghèo ở Lâm Đồng

Hằng Nga - 18:34, 31/10/2023

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, tỉnh Lâm Đồng còn tỷ lệ nghèo đa chiều 5,34%; số hộ nghèo là 6.636 hộ, chiếm tỷ lệ 1,94%; số hộ cận nghèo là 11.601 hộ, chiếm tỷ lệ 3,40%.

Tập huấn rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2023 tại huyện Đạ Oai
Tập huấn rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2023 tại huyện Đạ Oai

Kết quả thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu của Chương trình MTQG giảm nghèo: Trong năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 0,33% (kế hoạch 0,3%); tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 0,81% (kế hoạch 0,55).

Trong năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh giảm 1,6%, trong đó hộ nghèo giảm 0,93% (kế hoạch 1%), đồng bào dân tộc thiểu số giảm 2,9% (kế hoạch 2%-3%). Các địa phương có tỷ lệ giảm nghèo cao như Đam Rông (7,84%), Cát Tiên (3,4%), Lạc Dương (2,77%), Di Linh (1,57%). Tỷ lệ chỉ số thiếu hụt thấp hơn năm 2021 về các chỉ số việc làm, dinh dưỡng, bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục người lớn, nguồn nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông và phương tiện tiếp cận thông tin. Dự kiến năm 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 1%, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số giảm 2,5%.

Tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
Tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh

Hiện nay, Lâm Đồng đang tập trung đẩy mạnh thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững lồng ghép với các chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, tập trung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin… Tổng nguồn vốn thực hiện cho Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 của tỉnh Lâm Đồng là 65,683 tỷ đồng. Hiện các sở, ngành, địa phương, đơn vị, các chủ đầu tư đang triển khai các thủ tục giải ngân để đảm bảo thực hiện Chương trình giảm nghèo theo kế hoạch đề ra.

Để đạt được những kết quả trên, công tác tuyên truyền về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ. Các đơn vị, địa phương thực hiện kịp thời, đồng bộ các chính sách an sinh xã hội và các chương trình, dự án khác đối với vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng nguồn lực đầu tư của địa phương, huy động toàn xã hội tham gia giúp vùng nghèo, người nghèo mang lại nhiều kết quả thiết thực và được người dân đồng tình ủng hộ.

Thêm nữa, việc triển khai các dự án đúng đối tượng đã khơi dậy tinh thần tự lực, vươn lên của người nghèo. Các chính sách giảm nghèo thường xuyên và tín dụng chính sách cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Các chương trình vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho hộ nghèo, cận nghèo, vay xuất khẩu lao động, hỗ trợ nhà ở, phát triển kinh tế… đã giúp người dân có điều kiện đầu tư vào sản xuất, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống. 

Tính riêng trong năm 2022, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện cấp 20.817 thẻ BHYT cho hộ nghèo, 33.291 thẻ cho hộ cận nghèo; trợ giúp pháp lý cho 58 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ dân tộc thiểu số; năm học 2021-2022, đã miễn giảm học phí cho 7.159 học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, học sinh dân tộc thiểu số và học sinh đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí gần 1,4 tỷ đồng; hỗ trợ chi phí tiền ăn và tiền nhà ở cho 2.841 học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí 4,8 tỷ đồng.

Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi, cuối năm 2022, doanh số cho vay hộ nghèo là hơn 142 tỷ đồng cho 2.164 khách hàng; cho vay hộ cận nghèo 378 tỷ đồng cho 5.826 khách hàng; cho vay hộ mới thoát nghèo 256 tỷ đồng cho 3.643 khách hàng; cho vay giải quyết việc làm là 518 tỷ đồng cho 80.084 khách hàng.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường giám sát để có kết quả điều tra chính xác nhất

Tăng cường giám sát để có kết quả điều tra chính xác nhất

Là một trong những huyện có địa bàn rộng nhất tỉnh Lào Cai với 21 xã thị trấn; tuy nhiên, huyện Bát Xát là địa phương đầu tiên của tỉnh hoàn thành việc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Để có kết quả chính xác nhất, ngành Dân tộc địa phương đã tăng cường giám sát đối với các tổ điều tra trong quá trình triển khai thu thập thông tin.