Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Gia Lai: Đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe bảo hiểm y tế cho đồng bào DTTS

Ngọc Thu - 12:32, 04/07/2022

Nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHYT, đảm bảo an sinh xã hội, những năm qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai chính sách BHYT cho đồng bào DTTS; đồng thời chú trọng đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khoẻ bảo hiểm y tế của đồng bào DTTS và miền núi khó khăn trên địa bàn.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai tích cực triển khai chính sách BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn làng vùng khó khăn
Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai tích cực triển khai , phổ biến chính sách BHYT đến với đồng bào DTTS ở các thôn làng vùng khó khăn

Để đồng bào tự giác tham gia BHYT

Thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg và quyết định phê duyệt thôn bản đặc biệt khó khăn của Ủy ban Dân tộc, tỉnh Gia Lai giảm 19 xã khu vực III, 89 xã khu vực II và giảm 87 thôn làng đặc biệt khó khăn so với giai đoạn trước, toàn tỉnh có trên 271 ngàn người bị tác động, thôi hưởng chính sách hỗ trợ đóng BHYT, khiến tỷ lệ tham gia BHYT của tỉnh giảm xuống còn 73%. Điều này, đã tác động lớn đến diện bao phủ BHYT của tỉnh, tác động trực tiếp đến hàng chục nghìn nhân khẩu trên địa bàn, chủ yếu là hộ đồng bào DTTS nghèo.

Để tạo điều kiện cho đồng bào DTTS, đặc biệt là người dân bị tác động theo Quyết định 861/QĐ-TTg, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong tỉnh, tăng cường công tác tuyên truyền đến tận cơ sở bằng nhiều hình thức nội dung tuyên truyền giúp người dân hiểu biết về chính sách và tích cực, tự giác tham gia BHYT.

Nghành BHXH Gia Lai tuyên truyền, vận động dân làng tham gia BHYT, tăng tỷ lệ đóng BHYT tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi
Cán bộ BHXH Gia Lai đến từng hộ tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT

Theo thống kê, năm 2020, tỉnh Gia Lai đã phát hành gần 525.200 thẻ BHYT cho đồng bào DTTS và miền núi khó khăn, với tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ khoảng 404 tỷ đồng. Năm 2021, phát hành trên 287.700 thẻ BHYT cho đồng bào DTTS khó khăn, với gần 324 tỷ đồng (số thẻ giảm so với năm 2020 vì tác động của Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ).

Cùng với đó, sự chung tay của cộng đồng, BHXH tỉnh phối hợp với các cá nhân, đơn vị, cơ quan, tập thể, doanh nghiệp ủng hộ kinh phí hỗ trợ mua thẻ BHYT cho khoảng 15.550 người thuộc hộ cận nghèo, người DTTS thôi hưởng hỗ trợ đóng BHYT từ ngân sách Nhà nước theo Quyết định 861/QĐ-TTg

Ông Y Nglưn, Trưởng thôn Nhă Prong (phường Thắng Lợi, Tp. Pleiku) đã tham gia BHYT được 20 năm
Ông Y Nglưn, Trưởng thôn Nhă Prong đã tham gia BHYT được 20 năm

Ông Y Nglưn,Trưởng thôn Nhă Prong, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku tham gia BHYT được gần 20 năm nay. Ông cho biết, việc sử dụng thẻ BHYT trong khám chữa bệnh những năm qua, đã cho ông thấy rõ lợi ích, quyền lợi khi tham gia BHYT, vì vậy khi ông cũng đã tích cực tham gia vận động bà con trong thôn làng mua BHYT tự nguyện. 

Ông Y Nglưn chia sẻ: “Tôi tham gia BHYT được gần 20 năm, tôi thấy BHYT là hết sức thiết thực. Mỗi khi đau ốm, tôi đều đến bệnh viện và được hưởng chính sách chăm sóc sức khỏe toàn diện, tôi thấy rất hài lòng. Từ đó, tôi đã tuyên truyền người thân, dân làng bằng những ví dụ về các trường hợp cụ thể nhất, gần họ nhất để họ hiểu hết lợi ích khi tham gia BHYT”.

Tương tự, ông Rơ Châm Hnhuc (xã Ia Boòng, huyện Chư Prông) không may bị tai nạn giao thông. Sau thời gian điều trị tại bệnh viện, đến nay sức khỏe ông Hnhuc đã ổn định. 

Ông Hnhuc vui mừng cho biết: “Gia đình mình rất khó khăn, chỉ có mình là lao động chính trong nhà. May có thẻ BHYT nên khi bị tai nạn phải bệnh viện điều trị, được các bác sĩ tận tình chăm sóc, viện phí, thuốc men cấp miễn phí nên gia đình đỡ lo nhiều. Mình yên tâm chữa bệnh nên sức khỏe mình giờ đã dần hồi phục.”

Tỷ lệ chưa có thẻ BHYT còn cao

Thực tế đã chứng minh, chính sách BHYT cho đồng bào DTTS đã góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đồng bào DTTS vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn trên địa bàn.Tuy nhiên, hiện nay, tỉnh Gia Lai còn khoảng hơn 35,11% người DTTS (tương ứng trên 216,500 người) chưa có thẻ BHYT, đây là một thách thức rất lớn trong việc thực hiện BHYT toàn dân của địa phương. 

Ông Trần Văn Lực, Giám đốc BHXH tỉnh Gia Lai cho biết: Cùng với việc ngành BHXH tỉnh có chính sách hỗ trợ mức đóng BHYT cho người DTTS trong giai đoạn tiếp theo, ngành sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện tham gia BHYT, bằng nhiều hình thức như, thông qua tuyên truyền trực quan, các cơ quan truyền thông, các ấn phẩm tuyên truyền của Ngành BHXH; tiếp tục duy trì tỷ lệ tham gia BHYT đạt 90% đối với xã NTM và xã NTM nâng cao đạt 95%; phát huy vai trò của hệ thống đại lý thu, cộng tác viên, tuyên truyền viên của BHXH… để đưa chính sách đến với mọi người dân, đặc biệt người đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Đồng thời, tiếp tục vận động sự chung tay của các tổ chức, các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí mua tặng thẻ BHYT, để người nghèo, đồng bào DTTS có điều kiện được tiếp cận với việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe..., góp phần hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Gia Lai đề ra, đến năm 2025 đạt 95% dân số tham gia BHYT; tỷ lệ người đồng bào DTTS tham gia BHYT đạt 98%...

Tin cùng chuyên mục
Hiểm họa từ rác thải điện tử

Hiểm họa từ rác thải điện tử

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang đến những tiện ích vượt bậc cho đời sống và sinh hoạt của con người, đồng thời cũng kéo theo hệ lụy về rác thải điện tử. Rác thải điện tử đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người, có nguy cơ cao gây ra những hậu quả khôn lường nếu không có các giải pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý rác thải điện tử.